Tin tức & Bài báo
Liệu pháp miễn dịch: "xâm nhập" hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư
Liệu pháp miễn dịch là một phương thức điều trị tiên tiến giúp hệ thống miễn dịch 'xâm nhập' được vị trí chủ chốt nhất trong cuộc chiến chống ung thư. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch là gì và nó hoạt động như thế nào?
Thông thường, ung thư được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong kỷ nguyên của y học chính xác, các liệu pháp mới đã nổi lên như một phương pháp chính thứ tư trong điều trị ung thư, cung cấp phương pháp kiểm soát ung thư phù hợp và chính xác hơn dựa trên hiểu biết lớn hơn về sự tương tác phức tạp giữa các tế bào ung thư, tế bào khỏe mạnh và hệ miễn dịch.
Đó là lời xác nhận phía sau một trong những sự phát triển tân tiến nhất đã làm thay đổi rất nhiều bối cảnh điều trị ung thư: liệu pháp miễn dịch. Trong liệu pháp miễn dịch, hệ miễn dịch của cơ thể được 'xâm nhập' và khai thác để chống lại các tế bào ung thư ác tính. Hãy cùng tìm hiểu cơ chế hoat động dưới đây.
Liệu pháp miễn dịch: cơ chế hoạt động
Hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng tự nhận biết và loại bỏ các bất thường trong cơ thể khi nhiễm virus và mắc bệnh. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có thể tự ngụy trang để tránh bị các tế bào miễn dịch phát hiện, khiến chúng khó bị tiêu diệt.
Trong liệu pháp miễn dịch, các loại thuốc gọi là điểm kiểm soát ức chế được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch bằng cách cho phép các tế bào miễn dịch phát hiện các tế bào ung thư ngụy trang và tấn công các tế bào ung thư.
Không giống như các phương pháp điều trị ung thư truyền thống sử dụng các thuốc hoặc tia xạ để kiềm chế các khối u và tế bào ung thư, liệu pháp miễn dịch làm tăng phản ứng miễn dịch trong cơ thể và cung cấp 'bộ nhớ' miễn dịch giúp thuyên giảm bệnh ung thư trong dài hạn.
Liệu pháp miễn dịch trong ung thư thể rắn: thuốc ức chế PD1 và PDL1 & thuốc ức chế CTLA4
Liệu pháp miễn dịch ngày càng được công nhận là có hiệu quả trong các bệnh ung thư thể rắn khác nhau. Từ lần sử dụng đầu tiên trong điều trị ung thư tế bào hắc tố và phổi, giờ đây các bác sĩ có thể áp dụng trên các loại ung thư khác, bao gồm bệnh ung thư bắt nguồn từ vú, dạ dày, thực quản, đại tràng, cổ tử cung, nội mạc tử cung, đầu và cổ, các cơ quan nội tạng, ung thư tế bào vảy tại gan, thận và bàng quang. Nó cũng hiệu quả đối với một số thể ung thư hạch nhất định.
Thuốc của nhóm này bao gồm các thuốc ức chế PD1 như as Nivolumab, Pembrolizumab, Avelumab, Cemiplimab, Dostarlimab, các thuốc ức chế PDL1 như Atezolizumab và Durvalumab. CTLA4 iPilimumab có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế PD1.
Những loại thuốc này có thể được sử dụng một mình, hoặc kết hợp với hóa trị để có thể mang lại kết quả khả quan hơn.
Liệu pháp miễn dịch trong ung thư máu: liệu pháp tế bào CAR-T
Liệu pháp miễn dịch đã trở thành phương pháp chính trong điều trị ung thư máu, đặc biệt là với sự ra đời của liệu pháp tế bào lympho T mang thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T)
Liệu pháp tế bào CAR-T thu thập tế bào lympho T (một loại tế bào miễn dịch) từ bệnh nhân và sử dụng kỹ thuật di truyền trong môi trường phòng thí nghiệm để khiến chúng nhận ra và phản ứng với các kháng nguyên cụ thể trong các tế bào ung thư, để tiêu diệt tế bào ung thư. Những tế bào biến đổi gen này sau đó được truyền lại vào bệnh nhân.
Các nghiên cứu về liệu pháp tế bào CAR-T thường cho thấy dữ liệu rất tích cực trong các loại ung thư máu khác nhau bao gồm bệnh bạch cầu cấp tính tế bào B tái phát hoặc kháng, bệnh lymphoma tế bào B tái phát hoặc kháng và đa u tủy xương tái phát hoặc kháng. Trong điều trị bệnh bạch cầu cấp tính tế bào B tái phát hoặc kháng, liệu pháp CAR-T có thể đạt được tốc độ đáp ứng tổng thể tốt là 80%.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là liệu pháp CAR-T vẫn là phương pháp đầu tiên và trên hết dựa theo liệu pháp đích có tế bào biến đổi gen tự thân. Việc điều trị có thể gây ra các phản ứng phụ đáng kể bao gồm ngộ độc thần kinh và hội chứng cơn bão cytokine (phản ứng miễn dịch áp đảo không thuận). Phương pháp này dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính tế bào B tái phát hoặc kháng ở trẻ em và người lớn và bệnh lymphoma tế bào B tái phát hoặc kháng tại Singapore.
Tác dụng phụ và hiệu quả
So với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống, khi tác dụng phụ có thể xuất phát từ cường độ điều trị, tác dụng phụ tiềm ẩn của liệu pháp miễn dịch thường xuất phát từ phản ứng miễn dịch quá mức hoặc chỉ định sai.
Những tác dụng phụ này có thể từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng. Hầu hết bệnh nhân chịu được liệu pháp miễn dịch khá tốt, và tác dụng phụ có thể được quản lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khoảng 10-20% bệnh nhân có thể phát triển các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, sau đó có thể bắt buộc phải dừng bệnh liệu trị liệu. Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, nhưng các cơ quan phổ biến hơn có thể bao gồm tuyến giáp, da, khớp, phổi, gan, ruột và đôi khi là hệ thống tim và cơ xương khớp.
Những ưu điểm của liệu pháp miễn dịch vượt xa các nguy cơ bởi các loại thuốc miễn dịch có khả năng kiểm soát ung thư trong một thời gian rất dài. Lấy ung thư phổi làm ví dụ, tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh nhân đáp ứng liệu pháp miễn dịch là trong khoảng 20%, so với 5% không sử dụng liệu pháp miễn dịch, do đó việc kiểm soát lâu dài khả thi ngay cả đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn 4.
Tóm tắt
Với những phát triển gần đây trong lĩnh vực miễn dịch-ung thư, liệu pháp miễn dịch mang đến khả năng điều trị mới trong việc kiểm soát các loại ung thư khác nhau, mở rộng các phương thức điều trị có sẵn cho từng bệnh nhân.
Dù sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, liệu pháp miễn dịch không chỉ mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân, mà còn gia tăng chất lượng cuộc sống với thời gian hồi phục nhanh hơn và tác dụng phụ vừa phải. Cùng với sự quan tâm ngày càng lớn, các phương pháp miễn dịch liên tục được nghiên cứu và phát triển, hy vọng cách chúng ta điều trị bệnh ung thư trong tương lai sẽ được cách mạng hóa.