Tổng quan

U Lympho là gì?

lymph node cancer anatomy

U Lympho là một loại ung thư máu bắt nguồn từ hệ bạch huyết. Bệnh xuất hiện khi các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho, trải qua những thay đổi bất thường và bắt đầu phát triển không kiểm soát1.

Các loại U Lympho

Có hai loại u Lympho chính: u Lympho Hodgkin (HL) và u Lympho không Hodgkin (NHL). Điểm khác biệt lớn nhất giữa bệnh u Lympho Hodgkin và u Lympho không Hodgkin chính là sự hiện diện của một tế bào gọi là Reed-Sternberg, tế bào này có thể quan sát thấy qua kính hiển vi trong mẫu bệnh u Lympho Hodgkin.

U Lympho Hodgkin có thể chia thành các loại bệnh như sau:

  • U Lympho Hodgkin cổ điển - chiếm 95% trường hợp u Lympho Hodgkin2. Bệnh có 4 nhóm phụ: xơ cứng dạng nốt, tế bào hỗn hợp, giàu lympho bào và nghèo lympho bào.
  • U Lympho Hodgkin có dạng hình nốt ưu thế tế bào lympho.

Các loại u Lympho khác nhau có đặc điểm phát triển và lan rộng khác nhau. Vì vậy mỗi trường hợp bệnh sẽ áp dụng các cách điều trị khác nhau. Phần còn lại của nội dung dưới đây sẽ trình bày về bệnh u Lympho Hodgkin cổ điển.

Mức độ phổ biến của bệnh u Lympho Hodgkin?

Top 5 Cancers by Gender (2016-2020)

U Lympho là nhóm bệnh ung thư phổ biến thứ năm tại Singapore3. Bệnh này chiếm 7% tổng số ca bệnh ung thư ở nam giới và 5,1% tổng số ca bệnh ung thư ở nữ giới3. U Lympho Hodgkin chiếm khoảng 10% các trường hợp u Lympho4.

U Lympho Hodgkin thường được chẩn đoán ở hai nhóm tuổi cụ thể4.

  • Đối tượng từ 15 đến 40 tuổi
  • Đối tượng từ 55 tuổi trở lên

Nguyên nhân gây bệnh & triệu chứng

Nguyên nhân gây bệnh u Lympho Hodgkin?

Biến đổi DNA trong tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu) có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào Reed-Sternberg. Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu biến đổi gen trong các tế bào ung thư này có khả năng kích thích chúng phát triển, phân chia không kiểm soát hoặc sinh tồn lâu hơn bình thường. Những tế bào này cũng giải phóng các chất đặc biệt gọi là cytokine thu hút các tế bào khỏe mạnh đến bảo vệ chúng và giúp chúng phát triển hơn nữa. Hiện tượng các tế bào tập trung đông đúc sẽ làm cho hạch bạch huyết sưng lên (phì đại)5.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh u Lympho Hodgkin

Nguyên nhân vì sao một số người lại mắc bệnh u Lympho nhưng những người khác thì không hiện vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố liên quan đến sự phát triển của u Lympho6:

  • Nhiễm virus Epstein Barr (EBV)

    EBV gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (sốt viêm tuyến) và làm tăng nguy cơ mắc bệnh u Lympho Hodgkin.
  • Ức chế miễn dịch

    Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, các bệnh tự miễn, dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh u Lympho Hodgkin.
  • Tiền sử gia đình

    Những ai có người thân thế hệ thứ nhất (cha mẹ hoặc anh/chị /em) chẩn đoán mắc bệnh u Lympho Hodgkin thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Giới tính

    U Lymhpho Hodgkin thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là trẻ em.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u Lympho Hodgkin?

Mặc dù u Lympho Hodgkin có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng các triệu chứng phổ biến chính là1:

  • Các hạch bạch huyết (tuyến) sưng to nhưng không đau, có thể sờ thấy ở vùng cổ, nách và háng
  • Sốt kéo dài và tái phát mà không có dấu hiệu viêm nhiễm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi dai dẳng
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Hạch sưng to bị đau sau khi uống rượu

Các triệu chứng của bệnh u Lympho không Hodgkin cũng tương tự như trên. Nhưng đây không hẳn là dấu hiệu ung thư mà còn có thể là những bệnh lý khác. Tuy nhiên những ai gặp phải những triệu chứng này nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu cần.

Chẩn đoán & đánh giá

Chẩn đoán u Lympho Hodgkin

Các xét nghiệm sau đây thường được chỉ định để chẩn đoán u Lympho Hodgkin7:

  • Khám lâm sàng

    Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình và khám lâm sàng để phát hiện khối u trong bụng bệnh nhân.
  • Xét nghiệm máu

    Bạn có thể được thực hiện một số xét nghiệm máu để tìm viêm nhiễm và đánh giá sức khỏe tổng quát.
  • Sinh thiết hạch

    Sinh thiết hạch bị ảnh hưởng là điều cần thiết để chẩn đoán ung thư hạch, có thể sinh thiết một phần (cắt bỏ một mảnh mô hạch nhỏ) hoặc sinh thiết cắt bỏ (cắt bỏ toàn bộ hạch). Mô sinh thiết thu được sẽ được nhuộm màu đặc biệt để phân loại chính xác loại ung thư hạch.

    Chọc hút bằng kim nhỏ (trong đó kim được đưa vào hạch bạch huyết bị ảnh hưởng để lấy tế bào ra kiểm tra) là một hình thức sinh thiết ít xâm lấn hơn nhưng không nên sử dụng để chẩn đoán ung thư hạch vì nó có thể không thu được đủ mô để chẩn đoán chính xác.

Nếu phát hiện thấy những bất thường (chẳng hạn như polyp), có thể cần phải làm sinh thiết. Thông thường, các mô bất thường có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi hoặc soi đại tràng sigma. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ kiểm tra mô để tìm tế bào ung thư bằng kính hiển vi.

Quy trình đánh giá u Lympho Hodgkin?

Sau khi xác nhận chẩn đoán u Lympho Hodgkin, việc đánh giá giai đoạn bệnh sẽ được thực hiện để xác định giai đoạn (mức độ) bệnh. Đánh giá giai đoạn thường sẽ chỉ định chụp CT hoặc chụp PET-CT để xem xét mức độ lây lan của ung thư và ung thư đã lan đến bộ phận nào trong cơ thể.

Tùy thuộc vào từng trường hợp, bệnh nhân sẽ cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu như chọc hút tủy xương (dùng kim hút ra một ít dịch tủy xương) và sinh thiết (dùng kim lấy mảnh nhỏ tủy xương) để đánh giá liệu ung thư có xuất hiện ở tủy xương không.

Có 4 giai đoạn bệnh - Giai đoạn I đến IV và danh mục A hoặc B. Các giai đoạn bệnh khác nhau được mô tả như sau8:

  • Giai đoạn 1

    Một vùng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng, ở trên hoặc dưới cơ hoành.
  • Giai đoạn 2

    Hai hoặc nhiều vùng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng tại cơ hoành nằm cùng một bên.
  • Giai đoạn 3

    Có ít nhất một vùng hạch bạch huyết phía trên và ít nhất một vùng hạch bạch huyết phía dưới cơ hoành bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 4

    U Lympho ảnh hưởng nhiều hạch bạch huyết và đã lan sang các bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: xương, phổi, gan).
  • Danh mục A

    Không thấy sốt tái phát, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân.
  • Danh mục B

    Thấy sốt tái phát, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân.
Staging of Lymphoma

Biết được giai đoạn bệnh là rất hữu ích trong việc xây dựng kế hoạch điều trị và dự đoán tiên lượng cho bệnh nhân.

Điều trị u Lympho Hodgkin

Các lựa chọn điều trị u Lympho Hodgkin

Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào loại ung thư hạch, giai đoạn, các đặc điểm tiên lượng khác nhau (thuận lợi hoặc không thuận lợi) của bệnh ung thư hạch cũng như sức khỏe tổng thể và quyết định của bệnh nhân. Việc điều trị có thể bao gồm bất kỳ phương thức nào sau đây và thường được sử dụng kết hợp9,10.

  • Hóa trị

    Hóa trị, còn được gọi là thuốc gây độc tế bào, là phương pháp điều trị chính dành cho bệnh u Lympho Hodgkin mới được chẩn đoán. Nhìn chung thì hóa trị có tác dụng tiêu diệt các tế bào phân chia hoặc phát triển nhanh chóng.

    Vì thuốc gây độc tế bào có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt tế bào ung thư nên cũng làm tổn thương các tế bào bình thường của cơ thể vốn phân chia nhanh chóng như nang lông và tế bào tạo máu bình thường trong tủy xương, dẫn đến rụng tóc và giảm tế bào máu tạm thời (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
  • Liệu pháp miễn dịch

    Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân hoặc thuốc chế tạo từ các thành phần của hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Hiện nay chúng ta có nhiều hình thức trị liệu miễn dịch.

    Trong trường hợp u Lympho Hodgkin, liệu pháp sử dụng các kháng thể đơn dòng nhắm vào một loại protein cụ thể trên tế bào u Lympho Hodgkin và các thuốc tiêm vào được gọi là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Những phương pháp điều trị này có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt tế bào ung thư nhưng thường được chỉ định cho điều trị đợt hai.
  • Xạ trị

    Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ chiếu vào có thể thu nhỏ khối u và giúp kiểm soát cơn đau. Xạ trị có thể chỉ định làm phương pháp điều trị đợt đầu với những bệnh nhân có khối hạch kích thước lớn.
  • Cấy ghép tế bào gốc (hoặc tủy xương)

    Bệnh nhân mắc bệnh u Lympho Hodgkin tái phát có thể điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc, đây thường là phương án điều trị đợt hai. Việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu giúp bệnh nhân có thể đáp ứng hóa trị, xạ trị liều cao hoặc kết hợp cả hai.

    Điều trị sử dụng liều cao sẽ phá hủy cả tế bào ung thư và tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương. Sau đó, bệnh nhân sẽ nhận được các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh truyền qua ống đặt trong tĩnh mạch lớn ở vùng cổ hoặc ngực. Các tế bào máu mới sẽ phát triển từ các tế bào gốc được cấy ghép.

    Các tế bào gốc có thể thu hoạch từ bệnh nhân (được gọi là ghép tế bào gốc tự thân) hoặc từ một người hiến tặng khỏe mạnh, phù hợp (được gọi là ghép tế bào gốc dị thân).

Tỷ lệ sống sót của bệnh u Lympho Hodgkin

Hodgkin Lymphoma 5 Years Survival Rate

Kết quả điều trị u Lympho Hodgkin đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua nhờ chẩn đoán ung thư sớm và những tiến bộ lớn trong điều trị11. Giờ đây đã có thêm nhiều người sống sót sau bệnh u Lympho Hodgkin so với các loại bệnh ung thư khác.2. Tỷ lệ sống sót trong vòng 5 năm đạt được con số hơn 80%, ngay cả khi bệnh nhân được chẩn đoán ở Giai đoạn IV14. Gần 90% bệnh nhân mắc bệnh u Lympho Hodgkin cổ điển sẽ thuyên giảm bệnh (không còn dấu hiệu ung thư trong cơ thể) sau khi điều trị đợt đầu8.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh (kết quả có thể xảy ra) bao gồm8.

  • Độ tuổi và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán
  • Phản ứng của cơ thể với phương pháp điều trị
  • Ung thư có đột biến gen
  • Phân nhóm phụ của u Lympho Hodgkin mà bệnh nhân mắc phải

Tốt nhất là bệnh nhân nên thảo luận về tiên lượng với bác sĩ điều trị vì họ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể về tình trạng bệnh dựa trên thông tin xét nghiệm thu thập được từ bệnh nhân.

Phòng ngừa & tầm soát

Tầm soát bệnh u Lympho Hodgkin

Tầm soát là tìm kiếm tế bào ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng. Mục đích là phát hiện sớm bệnh ung thư để có thể điều trị ở giai đoạn đầu. Hiện tại chưa có xét nghiệm tầm soát nào được khuyến nghị cho bệnh u Lympho Hodgkin ví vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do loại ung thư này gây ra12.

Phòng ngừa bệnh u Lympho Hodgkin

Một vài yếu tố nguy cơ đã biết của bệnh u Lympho Hodgkin có thể thay đổi, do đó chúng ta vẫn chưa thể ngăn ngừa hết các trường hợp mắc bệnh vào thời điểm này.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Collapse All
Expand All

U Lympho Hodgkin là một loại ung thư hạch phát triển nhanh (độ ác tính cao). Tuy vậy bệnh lại đáp ứng khá tốt với điều trị tiêu chuẩn như hóa trị8. U Lympho không Hodgkin là bệnh có thể phát triển nhanh (độ ác tính cao) hoặc chậm (tiến triển chậm) và có thể cần/hoặc không cần điều trị ngay lập tức.

May mắn là không giống như các bệnh ung thư khác, nhiều trường hợp u Lympho ở giai đoạn muộn hoặc tiến triển vẫn có thể được chữa khỏi13. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ khó điều trị hơn bình thường và cần kết hợp nhiều phương pháp, còn có một số trường hợp bệnh phát triển chậm không bao giờ được chữa khỏi nhưng lại không rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân13.

U Lympho Hodgkin có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 89%14, tỷ lệ cao hơn so với u lympho không Hodgkin là 74%15. Điều này có thể là do u lympho Hodgkin có xu hướng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn và u lympho không Hodgkin được chẩn đoán trễ hơn khi bệnh đã vào giai đoạn tiến triển16.

U Lympho Hodgkin có khả năng chữa khỏi cao. Bệnh có tỷ lệ sống sót tích cực nhất trong tổng số các bệnh ung thư2. Có khoảng 9/10 người mắc bệnh U Lympho Hodgkin cổ điển đáp ứng tốt và thuyên giảm sau khi điều trị đợt đầu8. Thuyên giảm có nghĩa là không còn dấu hiệu ung thư trong cơ thể. Không giống như các loại ung thư khác, bệnh nhân vẫn có khả năng thuyên giảm hoặc khỏi bệnh ở giai đoạn muộn (3 hoặc 4)8.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm chung của bệnh ung thư hạch Hodgkin là khoảng 89%14. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót chỉ là con số ước tính dựa trên một số lượng lớn những người cùng mắc một bệnh ung thư cụ thể, chứ không thể tiên lượng cho một bệnh nhân cụ thể. Tỷ lệ sống sót được chia nhóm dựa trên giai đoạn bệnh (ung thư đã lan rộng bao xa), nhưng các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, mức độ đáp ứng với điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng (kết quả điều trị) của bệnh nhân17.

Diet Breakdown

Không có khuyến nghị đặc biệt nào về chế độ ăn uống dành cho bệnh u Lympho Hodgkin. Hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều trái cây và rau quả, nguồn protein lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, sữa và bổ sung đủ nước cho cơ thể18:

  • Đối phó với các tác dụng phụ do điều trị
  • Đưa ra liều điều trị tốt nhất
  • Phục hồi và chữa lành nhanh hơn
  • Chống lại viêm nhiễm
  • Cảm thấy mạnh mẽ hơn, khỏe mạnh hơn và có nhiều năng lượng hơn

Có một số chế độ ăn thay thế được cho là có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào hỗ trợ cho bất kỳ tuyên bố nào trong số này19.

Nguồn tham khảo

  1. Mayo Clinic. Hodgkin’s Lymphoma (Hodgkin’s Disease) Symptoms and Causes. Accessed at https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hodgkins-lymphoma/symptoms-causes/syc-20352646 on 24 July 2023.
  2. National Comprehensive Cancer Network. NCCN Guidelines for Patients 2023: Hodgkin Lymphoma. Pennsylvania, National Comprehensive Cancer Network; 2023.
  3. National Registry of Diseases Office. Singapore Cancer Registry Annual Report Infographic 2020. Singapore, National Registry of Diseases Office; 2022.
  4. HealthXchange.sg. Lymphoma Cancer: Hodgkin and Non-Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.healthxchange.sg/cancer/lymphoma/lymphoma-cancer-hodgkin-non-hodgkin-lymphoma on 24 July 2023.
  5. American Cancer Society. What Causes Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/hodgkin-lymphoma/causes-risks-prevention/what-causes.html on 24 July 2023.
  6. American Cancer Society. Hodgkin Lymphoma Risk Factors. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/hodgkin-lymphoma/causes-risks-prevention/risk-factors.html on 24 July 2023.
  7. American Cancer Society. Tests for Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/hodgkin-lymphoma/detection-diagnosis-staging/how-diagnosed.html on 24 July 2023.
  8. Lymphoma Australia. Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.lymphoma.org.au/types-of-lymphoma/hodgkin-lymphoma/ on 24 July 2023.
  9. Mayo Clinic. Hodgkin’s Lymphoma (Hodgkin’s Disease) Diagnosis and Treatment. Accessed at https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hodgkins-lymphoma/diagnosis-treatment/drc-20352650 on 24 July 2023.
  10. Gleneagles Hospital Singapore. Lymphoma Diagnosis and Treatment. Accessed at https://www.gleneagles.com.sg/conditions-diseases/lymphoma/diagnosis-treatment on 24 July 2023.
  11. Huang J et al. Incidence, Mortality, Risk Factors, and Trends for Hodgkin Lymphoma: A Global Data Analysis. Journal of Hematology & Oncology. 2022; 15:57; 1-11.
  12. American Cancer Society. Can Hodgkin Lymphoma be Found Early? Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/hodgkin-lymphoma/detection-diagnosis-staging/detection.html on 24 July 2023.
  13. Lymphoma Australia. Non-Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.lymphoma.org.au/types-of-lymphoma/non-hodgkin-lymphoma/ on 24 July 2023.
  14. Surveillance, Epidemiology and End Results Program, National Cancer Institute. Cancer Stat Facts: Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://seer.cancer.gov/statfacts/html/hodg.html on 24 July 2023.
  15. Surveillance, Epidemiology and End Results Program, National Cancer Institute. Cancer Stat Facts: Non-Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://seer.cancer.gov/statfacts/html/nhl.html on 24 July 2023.
  16. National Foundation for Cancer Research. Hodgkin’s & Non-Hodgkin’s Lymphoma: What’s the Difference? Accessed at https://www.nfcr.org/blog/hodgkins-vs-non-hodgkins-lymphoma/ on 24 July 2023.
  17. American Cancer Society. Survival Rates for Hodgkin Lymphoma. Accessed at
  18. https://www.cancer.org/cancer/types/hodgkin-lymphoma/detection-diagnosis-staging/survival-rates.html on 24 July 2023.
  19. Cancer Research UK. Why Diet Is Important. Accessed at https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/coping/physically/diet-problems/about/why-diet-is-important on 24 July 2023.
  20. Cancer Research UK. Alternative Cancer Diets. Accessed at https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/coping/physically/diet-problems/managing/alternative-cancer-diets on 24 July 2023.