Tổng Quan

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là một thuật ngữ chung mô tả nhiều loại ung thư khác nhau ảnh hưởng đến máu, tủy xương hoặc hệ bạch huyết.

Các loại ung thư máu

Các loại ung thư máu phổ biến nhất bao gồm:

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư được tìm thấy trong máu và tủy xương do sự sản sinh các tế bào bạch cầu bất thường. Các tế bào này không có khả năng chống lại viêm nhiễm như các tế bào bạch cầu bình thường và tích tụ trong tủy xương, cản trở quá trình sản sinh các tế bào máu bình thường1.

Các hai loại bệnh bạch cầu chính có thể chia thành bốn phân loại dựa trên loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng (tế bào tủy hoặc tế bào lympho), và cách bệnh tiến triển (cấp tính hoặc mạn tính)2:

Bệnh bạch cầu cấp tính phát triển rất nhanh và cần điều trị ngay, trong khi bệnh bạch cầu mạn tính tiến triển chậm hơn và có thể không cần điều trị2.

U lympho là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết mà có chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và sản sinh ra các tế bào miễn dịch. Bệnh khiến một loại tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho phát triển mất kiểm soát, làm sưng to hạch bạch huyết và phát triển khắp cơ thể3.

Các loại u lympho chính gồm có u lympho Hodgkinu lympho không Hodgkin. TChúng còn tiếp tục phân loại dựa trên loại tế bào lympho bị ảnh hưởng (tế bào B hoặc tế bào T). Một số u lympho phát triển chậm và thường không gây ra triệu chứng, trong khi đó có một số loại khác là u lympho có độ ác tính cao, phát triển nhanh, gây ra các triệu chứng nhanh và cần điều trị kịp thời4.

U tủy là một loại ung thư bắt nguồn từ tế bào plasma, là tế bào bạch cầu sản sinh ra kháng thể (còn gọi là globulin miễn dịch) để bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong u tủy, các tế bào plasma bất thường chỉ tạo ra một loại kháng thể được gọi là paraprotein, không có chức năng hữu ích4.Khi các tế bào u tủy phân chia và lấn át tủy xương, khả năng sản sinh ra các tế bào plasma và kháng thể bình thường bị giảm sút, do đó làm suy yếu hệ thống miễn dịch cơ thể.

Các phân loại và phân nhóm u tủy khác nhau còn dựa trên loại immunoglobulin (paraprotein) do tế bào u tủy sản sinh5.

Mức độ phổi biến của ung thư máu?

Ung thư bạch huyết bào (bao gồm u lympho, u tủy và bệnh bạch cầu dòng lympho) là một nhóm bệnh ung thư phổ biến thứ năm ở Singapore. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới trưởng thành và thứ 5 ở nữ giới trưởng thành6. Ung thư bạch huyết là loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở cả nam và nữ giới dưới 30 tuổi, chiếm khoảng 1 / 3 ca bệnh chẩn đoán ung thư ở nam giới và  ca bệnh chẩn đoán ung thư ở nữ giới7.

Ung thư tủy xương (bao gồm bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và mạn tính và tăng sinh tủy ác tính) chiếm 2,7% trong số tất cả các loại ung thư được chẩn đoán ở Singapore7. Đây là loại ung thư phổ biến thứ 9 được chẩn đoán ở nam giới trưởng thành, nhưng ít phổ biến hơn ở nữ giới6. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chiếm khoảng 30% các loại ung thư tủy7.

Ở trẻ em, ung thư máu chiếm hơn 50% các loại ung thư ở trẻ em, trong đó bệnh bạch cầu chiếm 44% và u lympho chiếm 10% trong số tất cả các loại ung thư được chẩn đoán ở nhóm tuổi thiếu nhi8. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL) là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, cứ 3 trường hợp ung thư thì có 1 trường hợp mắc loại bệnh này8.

Nguyên nhân & Triệu chứng

Nguyên nhân gây ra ung thư máu?

Ung thư máu bắt nguồn từ những biến đổi di truyền (đột biến gen) trong DNA bên trong các tế bào máu khiến chúng nhân chia không kiểm soát hoặc sống lâu hơn bình thường9. Theo thời gian, những tế bào đột biến này có thể lấn át các tế bào máu bình thường trong tủy xương, làm suy giảm quá trình sản sinh các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Những tế bào ung thư này cũng giải phóng các chất gọi là cytokine thu hút các tế bào khỏe mạnh khác đến bảo vệ chúng và giúp chúng phát triển hơn nữa. Sự chen chúc của các tế bào trong hệ bạch huyết khiến các hạch bạch huyết và các cơ quan như lá lách dần sưng to (phì đại).

Các yếu tố nguy cơ ung thư máu

Lý do gây bệnh ung thư máu hiện vẩn còn là mộ ẩn số, có người đột nhiên mắc bệnh nhưng người khác thì không. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư máu, bao gồm3,9,10:

  • Tuổi tác: Hầu hết các loại ung thư máu có xu hướng phát bệnh ở những người trên 65 tuổi. Một ngoại lệ là bệnh bạch cầu cấp dòng lymhpo thường phổ biến hơn ở trẻ em.
  • Giới tính: Nam giới có khả năng mắc ung thư máu cao hơn nữ giới.
  • Chủng tộc:Ở Singapore, người Mã Lai có tỷ lệ mắc ung thư máu cao hơn so với người Trung Quốc hoặc Ấn Độ7.
  • Tiền sử gia đình: Có họ hàng bậc một (cha mẹ hoặc anh chị em ruột) với tiền sử mắc bệnh bạch cầu có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Phơi nhiễm bức xạ liều cao: Tiếp xúc với tia xạ liều cao trong môi trường có thể làm tổn thương DNA và phát triển ung thư máu.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Các hóa chất gây ung thư như benzen và formaldehyde thường xuất hiện trong vật liệu xây dựng và hóa chất gia dụng. Benzen được sử dụng để sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc và chất tẩy rửa. Formaldehyde thường có trong một số vật liệu xây dựng và sản phẩm gia dụng như xà phòng, dầu gội và sản phẩm vệ sinh.
  • Tiền sử điều trị ung thư: Tiền sử từng điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị có thể làm tăng khả năng phát triển một số loại ung thư máu trong tương lai.
  • Ức chế miễn dịch: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, bệnh tự miễn hoặc dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch sau khi ghép tạng có nguy cơ cao mắc một số loại ung thư máu.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm vi-rút Epstein Barr (EBV), vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và vi khuẩn Helicobacter pylori có thể làm tăng nguy cơ mắc u lympho.
  • Rối loạn di truyền: Một số tình trạng di truyền như Hội chứng Down và Hội chứng Klinefelter có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Hút thuốc: Tiền sử hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu.

Những yếu tố này ảnh hưởng đến nguy cơ như thế nào phụ thuộc vào loại ung thư máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư máu?

Các triệu chứng của ung thư máu thường mơ hồ và không cụ thể. Bạn có thể bỏ qua các triệu chứng ban đầu vì chúng giống với các triệu chứng của bệnh cúm và các bệnh thông thường khác. Nhiều người mắc bệnh giai đoạn đầu không có triệu chứng nào cả và có thể được phát hiện tình cờ khi xét nghiệm máu định kỳ.

Những người mắc ung thư máu có thể gặp một loạt các triệu chứng, bao gồm3,9:

Khi có các triệu chứng này không có nghĩa là người đó chắc chắn bị ung thư máu. Trên thực tế, các triệu chứng này thường không phải do ung thư gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị nếu cần.

Chẩn đoán & Đánh giá

Chẩn đoán ung thư máu

Các xét nghiệm và thủ thuật sau đây được thực hiện để chẩn đoán ung thư máu11,12:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bản thân, gia đình và tiến hành khám sức khỏe để tìm khối u, chẳng hạn như hạch sưng ở cổ, nách hoặc bẹn, và lách hoặc gan phình to.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu toàn phần và xét nghiệm máu ngoại vi sẽ đánh giá số lượng và hình dạng của các tế bào máu. Tùy thuộc vào loại ung thư máu nghi ngờ, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm để đo lường nồng độ các enzyme và protein khác nhau trong máu. Chức năng thận và gan cũng được đánh giá để kiểm tra sức khỏe tổng quát.
  • Xét nghiệm nước tiểu: phân tích mẫu nước tiểu để tìm kiếm protein.
  • Sinh thiết hạch bạch huyết: Có thể thực hiện dưới dạng sinh thiết một phần (cắt bỏ một phần nhỏ mô hạch bạch huyết) hoặc sinh thiết toàn bộ (cắt bỏ toàn bộ hạch bạch huyết). Mẫu mô sinh thiết sẽ được nhuộm để đánh giá phân loại ung thư.
  • Chọc hút tủy xương và sinh thiết: Chọc kim vào xương hông để lấy mẫu dịch tủy xương và dùng kim sinh thiết để lấy một phần nhỏ xương. Các mẫu sinh thiết được phân tích để tìm kiếm tế bào ung thư và tỷ lệ tế bào bất thường - bình thường.

Quy trình đánh giá ung thư máu?

Sau khi ung thư máu được chẩn đoán, thì sẽ tiến hành đánh giá giai đoạn để xác định giai đoạn (mức độ) bệnh. Đánh giá giai đoạn bao gồm chụp CT, MRI hoặc PET để xem ung thư đã di căn hay chưa, và nếu có thì di căn đến những bộ phận nào của cơ thể. Chọc dò tủy sống (chọc tủy) cũng được chỉ định để lấy dịch tủy sống và xác định xem ung thư đã di căn đến hệ thần kinh trung ương hay chưa.

Xét nghiệm di truyền thường được thực hiện trên các tế bào thu thập từ xét nghiệm máu hoặc sinh thiết tủy xương để tìm kiếm những đột biến gen và nhiễm sắc thể của tế bào ung thư nhằm xác định phân loại ung thư máu cụ thể. Biết được loại đột biến gen trong tế bào ung thư sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và nắm được thông tin chi tiết hơn để dự đoán tiên lượng bệnh11.

U lympho thường được phân loại từ giai đoạn I (ung thư chỉ khu trú ở một hạch bạch huyết) đến giai đoạn IV (ung thư đã di căn đến nhiều hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể), cũng như loại A hoặc B (tùy thuộc vào việc có/hoặc không có sốt tái phát, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân)13.

Đánh giá giai đoạnbệnh bạch cầu hơi khác so với đánh giá giai đoạn thông thường vì bệnh bạch cầu bắt nguồn từ các tế bào máu đang phát triển trong tủy xương và thường đã lan rộng khắp cơ thể trước khi phát hiện ra ung thư. Các giai đoạn bệnh bạch cầu thường đặc trưng bởi số lượng tế bào máu, phân nhóm tế bào, đột biến di truyền và tình trạng tích tụ tế bào ung thư ở các cơ quan khác như gan hoặc lá lách, với mỗi phân nhóm được đánh giá giai đoạn bằng một hệ thống được thiết kế dành riêng cho loại bệnh này14.

bệnh u tủy, các giai đoạn từ 1 đến 3, tùy thuộc vào nồng độ protein và enzyme nhất định trong máu bệnh nhân và đột biến di truyền. Giai đoạn bệnh cho biết tốc độ phát triển của bệnh u tủy. Bệnh đa u tủy giai đoạn 1 thường phát triển chậm, trong khi bệnh đa u tủy giai đoạn 3 thì có độ ác tính cao và tiến triển nhanh15.

Điều trị

Các lựa chọn điều trị ung thư máu

Mục tiêu của điều trị là tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt và đưa bệnh vào giai đoạn thuyên giảm, hoặc nếu không thể đạt được điều đó, thì ổn định bệnh để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh trong thời gian dài nhất có thể. Bệnh thuyên giảm hoàn toàn khi không còn dấu hiệu nào của bất kỳ tế bào ung thư nào trong cơ thể.

Khi cân nhắc phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau16:

  1. Phân loại và giai đoạn bệnh ung thư máu
  2. Đột biến gen
  3. Độ tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử điều trị bệnh lý khác
  4. Các phương pháp đã dùng để điều trị ung thư trước đây và mức độ đáp ứng điều trị
  5. Yêu cầu của bệnh nhân

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh ung thư máu tùy thuộc vào loại ung thư. Có thể dùng một phương pháp điều trị hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến bao gồm17,18:

  • Hóa trị: Thuốc hóa trị, còn gọi là thuốc độc tế bào, là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các bệnh ung thư máu. Nhìn chung, các loại thuốc này tiêu diệt các tế bào phân chia hoặc phát triển nhanh chóng. Mặc dù rất hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng chúng cũng sẽ làm tổn thương các tế bào bình thường của cơ thể như nang tóc và các tế bào tạo máu bình thường trong tủy xương, dẫn đến các tác dụng phụ như rụng tóc và suy giảm tế bào máu tạm thời (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy và loét miệng.
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: Liệu pháp nhắm mục tiêu là một hình thức điều trị được thiết kế nhắm vào các đột biến hoặc chất cụ thể trong tế bào ung thư đang phát triển. Thuốc nhắm mục tiêu có thể ngăn chặn/tắt các tín hiệu khiến tế bào ung thư phát triển, hoặc khiến tế bào ung thư tự hủy diệt. Do tác động nhắm mục tiêu lên các tế bào ung thư, các loại thuốc này hầu như không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, bình thường. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy, tăng men gan, phát ban, huyết áp cao, đau khớp, mệt mỏi và ngứa mắt. Ví dụ về liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng trong ung thư máu chính là kháng thể đơn dòng và thuốc phân tử nhỏ.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân hoặc các loại thuốc được tạo ra từ thành phần của hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Trong khi thuốc hóa trị tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư, thuốc miễn dịch sẽ tác động gián tiếp lên hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Ung thư có thể đáp ứng với hóa trị rất nhanh, nhưng liệu pháp miễn dịch khi điều trị riêng lẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để thấy được tác dụng điều trị. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm phát ban trên da, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, các triệu chứng giống cúm và suy giảm chỉ số tuyến giáp. Một số liệu pháp miễn dịch có thể gây dị ứng, phản ứng viêm nghiêm trọng hoặc làm bệnh nhân tử vong nhưng thường rất hiếm gặp. Những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu đã mang đến nhiều lựa chọn điều trị miễn dịch mới, chẳng hạn như kháng thể đơn dòng kích hoạt hệ thống miễn dịch, chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch và liệu pháp tế bào CAR-T.
  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và giúp kiểm soát cơn đau. Xạ trị đôi khi được chỉ định là phương pháp điều trị ban đầu dành cho những bệnh nhân có khối u hạch bạch huyết kích thước lớn khi phát hiện bệnh.
  • Cấy ghép tủy xương hoặc tế bào gốc: Cấy ghép tế bào gốc tạo máu cho phép bệnh nhân dùng hóa trị, xạ trị liều cao hoặc kết hợp cả hai. Điều trị liều cao sẽ tiêu diệt tất cả tế bào ung thư và tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương. Sau đó, bệnh nhân được truyền tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh để phát triển thành tế bào máu mới. Tế bào gốc có thể lấy từ chính cơ thể bệnh nhân (gọi là ghép tế bào gốc tự thân) hoặc từ người hiến khỏe mạnh, phù hợp (gọi là ghép tế bào gốc đồng loại).
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Bao gồm các phương pháp kiểm soát triệu chứng và tác dụng phụ như đau, buồn nôn, số lượng tế bào máu thấp và viêm nhiễm.

Nếu bạn bị ung thư máu phát triển chậm thì thường không cần điều trị ngay và một số người có thể không cần điều trị. Thay vào đó sẽ được theo dõi tích cực, hoặc "theo dõi và đợi". YBạn sẽ trải qua các xét nghiệm và kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và việc điều trị chỉ bắt đầu khi ung thư gây ra triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hoặc chuyển sang dạng có độ ác tính cao17.

Tỷ lệ sống sót sau ung thư máu

Tốt nhất nên trao đổi về tiên lượng (cơ hội chữa bệnh) với bác sĩ điều trị để có lời khuyên cụ thể cho tình trạng bệnh của mình dựa trên các thông tin tình trạng bệnh ung thư mình mắc phải.

Tiên lượng của từng người sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm9:

  • Chẩn đoán bệnh, bao gồm loại bệnh ung thư máu và kết quả xét nghiệm di truyền
  • Giai đoạn bệnh khi được chẩn đoán
  • Độ tuổi và sức khỏe tổng quát

Ngay cả khi tính đến những điều này, tiên lượng mà bác sĩ đưa ra sẽ là ước tính dựa trên số liệu thống kê về những trường hợp bệnh tương tự như bệnh nhân. Và hành trình điều trị của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau.

Ngăn ngừa & Tầm soát

Tầm soát ung thư máu

Tầm soát là tìm kiếm dấu hiệu ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng. Mục đích là phát hiện sớm ung thư để có thể điều trị ở giai đoạn sớm khi bệnh có khả năng cao được chữa khỏi. Không có xét nghiệm tầm soát ung thư máu được khuyến nghị cho người dân vì hiện tại vẫn chưa có xét nghiệm nào hiệu quả và chính xác.

Trong trường hợp không có xét nghiệm tầm soát định kỳ, những người có nguy cơ mắc ung thư máu phải đặc biệt cảnh giác với các triệu chứng bất thường và nhanh chóng thăm khám ​​bác sĩ.

Ngăn ngừa ung thư máu

Rất ít yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh ung thư máu có thể thay đổi được, do đó không thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp mắc bệnh tại thời điểm này.

Tuy nhiên, việc cai thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất gây ung thư chẳng hạn như benzen và formaldehyde, và tránh tiếp xúc với tia xạ thường là những biện pháp tốt.

Câu hỏi thường gặp

Collapse All
Expand All

Ung thư máu và phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Bạn có thể liên tục mệt mỏi, dễ bị viêm nhiễm thường xuyên, cảm thấy chán nản hoặc lo âu về bệnh tình. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị như buồn nôn, chán ăn và loét miệng. Sau đây là một số gợi ý giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân ung thư18:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau xanh, protein lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, sữa và bổ sung đủ chất lỏng. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
  • Bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Nên rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
  • Cố gắng tập thể dục thường xuyên nhưng không ép bản thân quá sức. Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ.
  • Chú ý đến cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết. Điều chỉnh tốc độ và thời gian sinh hoạt, thêm vào thời gian nghỉ ngơi trong ngày.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp, chán nản hoặc lo lắng về bệnh tình của mình. Hãy tham gia các hoạt động giải tỏa căng thẳng như làm từ thiện, viết nhật ký, học yoga và tham gia hoạt động xã hội với người thân. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu sức khỏe tinh thần của bạn liên tục đi xuống, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày.
  • Có nhiều người sẽ phải sống nhiều năm cùng bệnh ung thư máu. Không phải lúc nào cũng dễ dàng khi phải sống chung với căn bệnh mạn tính. Gặp gỡ và kết nối với các bệnh nhân cùng cảnh ngộ sẽ giúp bạn được an ủi, hỗ trợ và cải thiện tâm trạng.

Liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm mục tiêu vẫn đang dẫn đầu lĩnh vực điều trị ung thư máu trong những năm gần đây. Các loại thuốc mới đang được phát triển và phê duyệt nhanh hơn trước đây, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lựa chọn điều trị, đặc biệt là đối với những loại ung thư trước đây khó điều trị hoặc có tiên lượng xấu.

Kháng thể bispecific và liệu pháp tế bào CAR-T là những ví dụ về những đột phá gần đây trong liệu pháp miễn dịch, tạo ra thay đổi tích cực trong kết quả điều trị một số loại ung thư máu. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách tinh chỉnh và mở rộng sử dụng các phương pháp điều trị này dành cho bệnh nhân. Nghiên cứu tìm kiếm các protein mục tiêu mới trên các tế bào ung thư máu đang diễn ra liên tiếp và sẽ nâng cao khả năng hoạt độnng của các loại thuốc điều trị ung thư mới.

Bên cạnh những tiến bộ trong điều trị mang tính đột phá, các xét nghiệm mới cung cấp độ chính xác cao hơn trong chẩn đoán và tiên lượng đang dần ra mắt để hỗ trợ quá trình điều trị cá nhân hóa. Ví dụ, các xét nghiệm máu mới gọi là "dấu ấn sinh học ngoại vi" hiện đang được phát triển có thể dự đoán thời điểm tốt nhất để dừng điều trị và để bắt đầu lại các phương pháp điều trị, nếu cần. Các xét nghiệm này sẽ làm giảm thời gian điều trị không cần thiết và nhu cầu xét nghiệm xâm lấn.

Một số bệnh ung thư máu có tỷ lệ sống sót khá cao trong số các bệnh ung thư. Ví dụ, tỷ lệ sống sót trung bình trong vòng 5 năm của bệnh u lympho Hodgkin là khoảng 89% và không giống như các bệnh ung thư khác, nhiều trường hợp ung thư giai đoạn cuối hoặc tiến triển vẫn có được tỷ lệ sống sót hơn 80%19. Những tiến bộ trong điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em tại Singapore cũng góp phần cải thiện kết quả điều trị, với hơn 80% bệnh nhi sống sót lâu dài và được xem như là đã chữa khỏi bệnh20.

Cần lưu ý rằng tỷ lệ sống sót được phân loại dựa theo giai đoạn bệnh (ung thư đã di căn đến đâu torng cơ thể), nhưng các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe tổng quát và mức độ đáp ứng điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng (cơ hội chữa bệnh) của bạn21. Hầu hết các trường hợp bệnh đều không thể dự đoán trước kết quả.

Bệnh ung thư máu có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất trong số các bệnh ung thư. Mục tiêu của điều trị ung thư máu thường tập trung vào xử lý tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh không có khả năng chữa khỏi, hiện nay vẫn còn nhiều phương pháp điều trị có thể giúp một số loại ung thư máu thuyên giảm. Thuyên giảm có nghĩa là không có dấu hiệu và triệu chứng ung thư trong một thời gian dài.

Gần 9 trong số 10 người mắc bệnh u lympho Hodgkin cổ điển đáp ứng tốt và thuyên giảm sau khi điều trị bước đầu13. Không giống như các loại ung thư khác, bạn vẫn có thể thuyên giảm ở giai đoạn tiến triển (3 hoặc 4) của bệnh.

Nguồn tham khảo

  1. Leukaemia Foundation. Leukaemia. Accessed at https://www.leukaemia.org.au/blood-cancer/types-of-blood-cancer/leukaemia/ on 24 May 2024.
  2. American Society of Hematology. Leukemia. Accessed at https://www.hematology.org/education/patients/blood-cancers/leukemia on 24 May 2024.
  3. Mayo Clinic. Lymphoma Symptoms and Causes. Accessed at: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lymphoma/symptoms-causes/syc-20352638 on 24 May 2024.
  4. Lymphoma Australia. What is Lymphoma? Accessed at https://www.lymphoma.org.au/lymphoma/what-is-lymphoma/ on 24 May 2024
  5. Myeloma Australia. What is Myeloma. Accessed at https://myeloma.org.au/what-is-myeloma/ on 24 May 2024.
  6. National Registry of Diseases Office. Singapore Cancer Registry Annual Report 2021. Singapore, National Registry of Diseases Office; 2022.
  7. National Registry of Diseases Office. Singapore Cancer Registry 50th Anniversary Monograph (1968 – 2017). Singapore, National Registry of Diseases Office; 2018.
  8. National Registry of Diseases Office. Singapore Childhood Cancer Registry (2003-2007). Singapore, National Registry of Diseases Office; 2008.
  9. Blood Cancer UK. About Blood Cancer. Accessed at https://bloodcancer.org.uk/understanding-blood-cancer/ on 24 May 2024.
  10. Cleveland Clinic. Leukemia. Accessed at https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4365-leukemia on 24 May 2024.
  11. Blood Cancer UK. Blood Cancer Tests. Accessed at https://bloodcancer.org.uk/understanding-blood-cancer/tests-diagnosis/ on 24 May 2024.
  12. Mayo Clinic. Lymphoma Diagnosis and Treatment. Accessed at https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lymphoma/diagnosis-treatment/drc-20352642 on 24 May 2024.
  13. Lymphoma Australia. Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.lymphoma.org.au/types-of-lymphoma/hodgkin-lymphoma/ on 24 May 2024.
  14. Cancer Center. Leukemia Stages. Accessed at https://www.cancercenter.com/cancer-types/leukemia/stages on 24 May 2024.
  15. Mayo Clinic. Multiple Myeloma Diagnosis and Treatment. Accessed at https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/multiple-myeloma/diagnosis-treatment/drc-20353383 on 24 May 2024.
  16. Lymphoma Australia. What is Lymphoma. Accessed at https://www.lymphoma.org.au/lymphoma/what-is-lymphoma/ on 24 May 2024.
  17. Blood Cancer UK. Blood Cancer Treatment Types. Accessed at https://bloodcancer.org.uk/understanding-blood-cancer/treatment/blood-cancer-types-treatment/ on 24 May 2024.
  18. Cleveland Clinic. Blood Cancer. Accessed at https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22883-blood-cancer on 24 May 2024 on 24 May 2024.
  19. Surveillance, Epidemiology and End Results Program, National Cancer Institute. Cancer Stat Facts: Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://seer.cancer.gov/statfacts/html/hodg.html on 24 May 2024.
  20. National University Cancer Institute Singapore. Accessed at https://www.ncis.com.sg/Cancer-Information/About-Cancer/Pages/Paediatric-Cancer.aspx#:~:text=The%20Leukeamia%20cells%20also%20escape,Singapore%20and%20throughout%20the%20world on 24 May 2024.
  21. American Cancer Society. Survival Rates for Hodgkin Lymphoma. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/hodgkin-lymphoma/detection-diagnosis-staging/survival-rates.html on 24 May 2024.