Tin tức & Bài báo
U sarcom cơ trơn tử cung: Câu chuyện hy vọng - Người chiến binh quả cảm
Bà nguyễn phát hiện u xơ tử cung khi đI siêu âm ở hà nộI vào năm 2016. Tình trạng tưởng chừng như lành tính lạI hóa ra là u sarcom cơ trơn tử cung (lms) khiến bà phảI cắt bỏ tử cung.
“Tôi bàng hoàng khi nhận được tin giống như một cơn mưa trút xuống người”. Bà Nguyễn nhớ lại. “Tôi suy sụp và khóc cả đêm. Nhưng vì chồng và các con, tôi phải gắng gượng hết sức để họ không quá đau buồn.”
Sau tin dữ, bà Nguyễn được chuyển đến khám một bác sĩ chuyên khoa ung bướu ở Hà Nội, bà được chỉ định làm sinh thiết và chụp PET-CT. Dựa trên kết quả, bác sỹ khuyên không cần hóa trị hoặc xạ trị, nhưng cần tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
“Mọi thứ vẫn bình thường trong hai năm đầu tiên.” Bà Nguyễn giải thích. “Tôi không còn lo lắng nữa, sức khỏe của tôi ổn định, và tôi bắt đầu tham gia hoạt động xã hội để giải tỏa bớt áp lực.”
- Bác sĩ Richard Quek, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Ung thư nội khoa chia sẻ: U sarcom cơ trơn (LMS) là một loại sarcoma mô mềm hiếm gặp, phát triển từ các cơ trơn niêm mạc thành tử cung. U sarcom là những khối u ác tính phát triển từ các mô liên kết hỗ trợ và bao quanh các cấu trúc và cơ quan trọng trong cơ thể.
- Các dấu hiệu và triệu chứng của LMS khác nhau tùy thuộc vào vị trí của khối u. Nói chung, bệnh nhân có thể bị xuất huyết âm đạo (LMS có nguồn gốc từ tử cung), đau, sụt cân và u cục hoặc sưng mãi không hết (LMS có nguồn gốc từ chi).
Khi viễn cảnh trở lên mờ mịt
Viễn cảnh của bà Nguyễn bắt đầu trở nên mờ mịt vào năm 2019. Trong một lần tái khám định kỳ, phim chụp x-quang ngực phát hiện một nốt mờ nhỏ trong phổi. Nốt này đã nằm đó được ba tháng. Sinh thiết phổi sau đó cho thấy u sarcom cơ trơn tử cung của bà Nguyễn đã di căn sang phổi.
Sau cú sốc lần hai, bà Nguyễn dường như tê liệt hoàn toàn, bà bỏ ngang việc điều trị vì không vực dậy được. May mắn thay, con gái của bà, lúc ấy đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã gọi điện cho bà để tìm hiểu sự tình. Khi biết về tình trạng của mẹ mình, cô quyết định sẽ đưa mẹ sang Singapore để điều trị.
“Tôi bay vào Thành phố Hồ Chí Minh để gặp con gái và con rể. Trước đó, các con tôi đã tư vấn với văn phòng CanHOPE tại Hà Nội hỏi thông tin và các hướng dẫn việc điều trị của tôi ở Singapore sẽ như thế nào.”
Khi cả ba người đến Singapore, họ đã gặp bác sĩ ung thư nội khoa và được giải thích về phương án điều trị, làm một số xét nghiệm máu và chụp PET-CT.
Buổi chiều hôm đó, bà Nguyễn được xác định mắc u sarcom cơ trơn tử cung di căn phổi.
Bà Nguyễn chia sẻ “Ban đầu tôi muốn trở về Việt Nam để điều trị, nhưng các con tôi rất tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Singapore, đặc biệt là trong lĩnh vực điều trị ung thư và muốn tôi được điều trị tại đây.”
“Điều thúc đẩy tôi ở lại là vì nghĩ đến đứa con gái thứ hai ở nhà. Tôi không muốn bỏ lỡ những mốc quan trọng trong cuộc đời của con, như đám cưới. Nên tôi đã quyết định điều trị tại Singapore và khỏe hơn vì con.”
"Hành trình của tôI chưa đến hồI kết”
Ở Singapore, các con của bà Nguyễn đã đưa bà đi tham quan, mua sắm và ăn uống. Họ muốn tinh thần bà được thư thái trước khi bắt đầu hành trình điều trị vào tháng 12 năm 2019.
Tuy nhiên, không ai ngờ những điều xảy ra vào 2020.
Khi đi được nửa chặng đường vào tháng 3 năm 2020, bà Nguyễn nhận được tin sốc mà có thể làm gián đoạn quá trình điều trị của bà: biên giới Singapore sắp đóng cửa do đại dịch COVID-19.
“Tôi rất buồn, tôi không muốn bị mắc kẹt ở Singapore,” bà Nguyễn kể lại. “Tôi lo lắng về chi phí lưu trú cao, và không tìm được chuyến bay về nhà. Hơn nữa, tôi không hoàn thành được việc điều trị.”
Tổng cộng, bà Nguyễn đã trải qua 6 đợt hóa trị trong 18 tuần, và chuẩn bị kết hợp xạ trị ngay sau đó. Nhưng đại dịch COVID-19 đang bùng phát và biên giới ở tất cả các nước trên thế giới đều đóng rất nhanh. Bị mất phương hướng bởi các thông tin và áp lực bởi hoàn cảnh toàn cầu thay đổi nhanh, bà Nguyễn phải nhanh chóng lựa chọn và đưa ra quyết định mà có thể làm thay đổi quá trình điều trị trong vài tháng tới.
Mặc dù ngày càng lo lắng về việc bị mắc kẹt ở nước ngoài trong một khoảng thời gian dài và thậm chí còn lo lắng hơn về việc bị lây nhiễm bởi một loại vi-rút không xác định, nhưng bà Nguyễn vẫn quyết định ở lại Singapore để hoàn tất quá trình điều trị. Trong lúc tuyệt vọng tìm đường trở về sau khi hóa trị xong, bà đã viết thư cho Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore để xin được giúp đỡ về nước.
May mắn thay, bà Nguyễn đã có chỗ trên chuyến bay giải cứu về nước vào tháng 4 năm 2020. Tuy nhiên, quá trình xạ trị vẫn chưa xong. Bà Nguyễn có nên bỏ lỡ chuyến bay này không, vẫn chưa biết khi nào có chuyến bay tiếp theo. Khi được cảnh báo về tình hình của bà Nguyễn, đội ngũ điều trị cho bà đã phải hành động rất nhanh, dồn tất cả sự hiểu biết và nguồn lực để xạ trị cho bà kịp ngày bay về. Nhờ phản ứng nhanh của đội ngũ y bác sỹ, bà Nguyễn đã hoàn thành xong việc điều trị và về nhà an toàn.
Bà Nguyễn chia sẻ: “Tôi vỡ òa trong vui sướng khi cuối cùng cũng sắp được đoàn tụ với gia đình.”
Con đường trở thành chiến binh
Hiện nay, bà Nguyễn vẫn khỏe và tiếp tục tái khám và chụp chiếu định kỳ tại bệnh viện ở Hà Nội. Kết quả của bà được gửi sang bác sĩ ở Singapore để theo dõi và chỉ định các bước tiếp theo.
“Nếu các con không đưa tôi đến Singapore để điều trị, thì có lẽ tôi đã không sống được đến ngày hôm nay,” bà Nguyễn chia sẻ. “Tôi như được hồi sinh lần thứ hai. Đó là điều tôi rất biết ơn”
“Tôi cũng rất cảm ơn chị Hạnh ở văn phòng CanHOPE tại Hà Nội, người đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong thời gian phục hồi, hỏi thăm tôi thường xuyên và giúp tôi dịch các kết quả sang tiếng Việt để tôi có thể dễ dàng cập nhật tình trạng của mình.”
“Tôi cũng muốn cảm ơn chị Carol Thêu, người luôn động viên tôi có những suy nghĩ tích cực và giúp đỡ bất cứ khi nào tôi cần, cũng như các bác sĩ và y tá đã chăm sóc tôi chu đáo trong suốt hành trình điều trị.
“Nhờ có họ, tôi mới trở thành một chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến chống lại ung thư”.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Covid-19, Gặp gỡ và Trò chuyện |
GẮN THẺ | các khối u, CanHOPE, xạ trị |
Đọc thêm | Sarcoma |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 01 Tháng Bảy 2023 |