Tin tức & Bài báo
Ung thư bộ phận sinh dục phụ nữ
Bác sĩ See Hui Ti, chuyên khoa y tế ung thư tại Trung tâm Ung thư Parkway, giới thiệu về các ung thư bộ phận sinh dục nữ phổ biến. Trong số 10 bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ, có ba bệnh phát triển trong các cơ quan phụ khoa. Một số trong đó có thể dễ dàng tầm soát hay phát hiện sớm, vì vậy giữ cho bộ phận sinh dục khỏe mạnh là rất quan trọng.
Ung thư buồng trứng
Căn bệnh này liên quan đến sự phát triển ác tính phát sinh từ buồng trứng. Các bệnh ung thư buồng trứng phổ biến nhất là “biểu mô”: Chúng được sinh ra từ “da” (biểu mô) của buồng trứng. Những bệnh ít phổ biến hơn phát sinh từ “các phần bên trong” của buồng trứng, từ các tế bào trứng (khối u tế bào mầm) hay các tế bào hỗ trợ (dây sinh dục/mô đệm).
Ngoài ra còn có các bệnh ung thư cực kỳ hiếm từ các tế bào bạch huyết của buồng trứng, được gọi là u lympho của buồng trứng. Ung thư buồng trứng là loại ung thư phổ biến thứ năm tại Singapore và thường ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi. Ung thư tế bào mầm của buồng trứng xảy ra thường xuyên hơn ở những phụ nữ trẻ hơn.
Nguy cơ: Nguyên nhân và sự liên đới bao gồm mang thai muộn, bắt đầu kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng, và lạc nội mạc tử cung. Ung thư buồng trứng do di truyền là rất hiếm, mặc dù một số gia đình có những đột biến di truyền như bất thường về gen BRCA hay hội chứng Lynch. Phụ nữ có mối quan hệ mật thiết (chị hoặc mẹ) với người có bệnh này có nguy cơ cao hơn 20 lần nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Triệu chứng: Ung thư buồng trứng rất khó để ngăn chặn hay phát hiện sớm vì chúng hiếm khi có những triệu chứng hoặc dấu hiệu sớm. Các triệu chứng có thể bao gồm bụng khó chịu, chướng bụng, và thay đổi trong thói quen đi vệ sinh có xu hướng là biểu hiện của ung thư buồng trứng sau này.
Mặc dù một chất đánh dấu trong máu gọi là CA125 là cao hơn trong khoảng 80% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng biểu mô, nhưng điều đó không phải luôn luôn chính xác cho chẩn đoán sớm, vì chất đánh dấu cũng có thể cao hơn trong trường hợp không phải ung thư như bệnh lạc nội mạc tử cung và viêm ruột thừa.
Tầm soát: Tại thời điểm hiện tại, không có xét nghiệm kiểm tra được chấp nhận rộng rãi và hiệu quả đối với bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hay ung thư vú, bạn nên đi tư vấn và xét nghiệm di truyền.
Lời khuyên: Nếu bạn gầy và từng bị khó chịu và chướng vùng bụng, bạn nên đi siêu âm và xét nghiệm máu để phát hiện sớm ung thư buồng trứng. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hay ung thư vú, hãy đi khám bác sĩ phụ khoa mỗi năm một lần để được kiểm tra và siêu âm. Phụ nữ có tiền sử gia đình mạnh nên xem xét làm xét nghiệm đột biến BRCA tiếp theo là xem xét cắt bỏ buồng trứng phòng bệnh (phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng).
Ung thư tử cung
Đây là loại ung thư đường sinh dục nữ phổ biến nhất ở Singapore, và loại phổ biến nhất trong số này ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Loại ít phổ biến hơn xảy ra trong lớp cơ (sacôm). Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi ung thư tử cung là hơn 90%. Tại Singapore, hầu hết các trường hợp xảy ra ở phụ nữ từ 50 đến 70 tuổi.
Nguy cơ: Phụ nữ bị béo phì, có kinh nguyệt sớm (chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên) và mãn kinh muộn, hoặc những người đang điều trị thay thế hocmon sinh dục nữ có thể có nguy cơ cao hơn. Khi bạn có thể có một số hoặc tất cả các yếu tố nguy cơ này và không bị ung thư tử cung, bạn cũng nên ý thức về các triệu chứng và thảo luận các thắc mắc của bạn với bác sĩ.
Triệu chứng: Để ý chảy máu bất thường và không định kỳ, đặc biệt nếu đó là tiền mãn kinh.
Tầ m soát: Điều quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bao gồm cả khám phụ khoa. Khoảng 75% phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư tử cung đang ở giai đoạn 1. Trong số này, 85% đến 90% không có dấu hiệu của bệnh ung thư sau khi điều trị 5 năm trở lên. Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ hóa trị và xạ trị bổ trợ.
Lờ i khuyên: Mặc dù không có cách nào đơn giản để tầm soát ung thư tử cung, chìa khóa để phát hiện nó ở giai đoạn đầu là tìm ra các triệu chứng như chảy máu bất thường và không định kỳ, đặc biệt là khi tiền mãn kinh. Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung bằng cách giữ cân nặng và chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) lý tưởng. Tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống ít chất béo.
Ung thư cổ tử cung
Hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung phát sinh từ niêm mạc cổ tử cung. Nếu bị nhiễm trùng vi rút Papilloma ở người (HPV), và nếu cổ tử cung không hết nhiễm trùng trong một khoảng thời gian, các tế bào ở cổ tử cung có thể phát triển thành tiền ung thư được gọi là sự tạo u trong biểu mô cổ tử cung (CIN). Những tế bào này sẽ chuyển thành tế bào ung thư nếu không được điều trị.
Việc nâng cao nhận thức đã giúp phụ nữ có nguy cơ cao đi kiểm tra và được điều trị ở giai đoạn CIN, vì vậy ung thư cổ tử cung đã trở nên ít phổ biến hơn hiện nay. Hầu như nó xảy ra ở những phụ nữ không đi kiểm tra định kỳ, và chưa bao giờ làm xét nghiệm kính phết Pap.
Nguyên nhân/rủ i ro: Quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, hút thuốc, và có tiền sử của bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Triệ u chứ ng: Không có triệu chứng ở các giai đoạn sớm. Trong giai đoạn cuối, các triệu chứng điển hình bao gồm chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt, khó chịu khi quan hệ tình dục, và dịch âm đạo hôi.
Tầ m soát: Vì ung thư cổ tử cung có thể mất từ 5 đến 10 năm để phát triển từ CIN, việc tầm soát sử dụng kính phết Pap định kỳ có thể phát hiện CIN đủ sớm để có thể được chữa trị trước khi nó đạt tới giai đoạn ung thư. Do đó, nó là quan trọng để làm xét nghiệm kính phết Pap định kỳ.
Lờ i khuyên: Nếu bạn đang có quan hệ tình dục, hãy làm xét nghiệm kính phết Pap hàng năm. Tuy nhiên, nếu bạn đã làm 3 xét nghiệm Pap liên tiếp, bạn có thể giảm tần số xuống hai năm một lần. Nếu bạn đã làm xét nghiệm HPV trên cổ tử cung và kết quả là bình thường, bạn có thể làm xét nghiệm Pap 5 năm một lần.
Nếu bạn lo ngại có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung, hãy xem xét việc tiêm phòng trước khi bạn bắt đầu bất kỳ mối quan hệ tình dục nào. Tiêm phòng càng sớm, phản ứng miễn dịch càng mạnh.
Hệ sinh sản phụ nữ
Hệ sinh dục nữ bao gồm hai phần chính: tử cung và buồng trứng.
- Tử cung được chia thành tử cung, có chức năng chính là giữ em bé trước khi được sinh ra - và cổ tử cung, có chức năng như là lối vào hay cửa vào tử cung.
- Buồng trứng sản xuất trứng. Trong các khoảng thời gian đều đặn, chúng sản xuất trứng, trứng này có thể được thụ tinh bởi tinh trùng khi quan hệ tình dục, dẫn đến việc mang thai và sinh con.
Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ít được biết đến bao gồm các ống dẫn trứng, kết nối buồng trứng đến tử cung và âm đạo. Những bộ phận này nằm bên trong.
Các bộ phận bên ngoài gồm âm hộ, môi lớn và âm vật. Tác giả Kok Bee Eng Bài viết này dựa trên thông tin từ bài viết của bác sĩ See Hui Ti, “Lời khuyên về việc duy trì sức khỏe của hệ sinh sản phụ nữ”, trong tạp chí Cancer Focus số 1 năm 2015 của Hiệp hội Ung thư Singapore.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Phòng ngừa Ung thư |
GẮN THẺ | đột biến ung thư, kính phết cổ tử cung, tiêm phòng, tiền sử ung thư, ung thư do virus u nhú ở người (HPV), ung thư hiếm gặp, ung thư phụ nữ (phụ khoa), ung thư tế bào mầm, ung thư thường gặp |
Đọc thêm | Ung thư buồng trứng , Ung thư cổ tử cung |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 06 Tháng Giêng 2016 |