Tin tức & Bài báo
Mệt mỏi do ung thư - Vì sao xảy ra và đối mặt như thế nào?
Mệt mỏi do ung thư: Bạn có thể làm gì?
Trải qua việc điều trị ung thư có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục. Bác sỹ dinh dưỡng cấp cao của trung tâm Ung thư Parkway, Gerard Wong sẽ xem cách bạn có thể kiểm soát chứng mệt mỏi mạn tính.
Hầu hết chúng ta đều biết cảm giác mệt mỏi như thế nào khi bị cảm lạnh hoặc cúm, khi chúng ta thiếu ngủ hoặc khi chúng ta vừa mới chạy đường dài hoặc tập thể dục.
Những mệt mỏi như vậy hoặc mệt mỏi bình thường không kéo dài lâu, và thường hết sau khi chúng ta nghỉ ngơi, dừng hoạt động hoặc hồi phục sau khi ốm.
Mệt mỏi mạn tính, mặt khác, là một sự mệt mỏi dai dẳng, kéo dài mà không hết ngay cả sau một đêm ngủ đầy đủ.
Bạn có thể cảm thấy lúc nào cũng kiệt sức đến mức bạn cảm thấy khó tập trung và kiểm soát hoạt động hàng ngày.
Nhiều bệnh nhân ung thư bị mệt mạn tính hoặc mệt liên quan đến ung thư do chính bệnh ung thư hoặc việc điều trị.
Mặc dù mệt mỏi như vậy là phổ biến, mỗi người có thể bị mệt khác nhau, với mức độ mệt khác nhau kéo dài từ vài tuần đến vài tháng thậm chí sau khi đã điều trị xong.
Đối phó với việc đó như thế nào
Mệt mỏi mạn tính hoặc mệt mỏi liên quan đến ung thư có thể làm suy nhược và phiền muộn, vì chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Đừng cho rằng đó là một phần của việc bị ung thư và chỉ cần chịu đựng hoặc bỏ qua nó.
Hãy nói chuyện với bác sĩ về sự mệt mỏi của bạn, và bác sỹ có thể giúp bạn sàng lọc các nguyên nhân có thể và đưa ra các biện pháp can thiệp y tế phù hợp. Bác sỹ cũng có thể giới thiệu bạn đến đội ngũ chuyên gia y tế tương trợ để đưa ra cách để kiểm soát sự mệt mỏi.
Một số chiến lược phổ biến bao gồm:
- Ăn uống tốt. Cung cấp đủ dinh dưỡng và calo là rất quan trọng trong việc chống lại sự mệt mỏi và hỗ trợ phục hồi. Hãy nói chuyện với bác sỹ dinh dưỡng để biết làm thế nào để ăn tốt và làm thế nào để chống lại các vấn đề ăn uống liên quan đến ung thư như kém ăn, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
- Nghỉ ngơi tốt. Cắt giảm lượng caffeine, duy trì hoạt động và có chu trình ngủ có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon. Ngủ trưa ngắn trong ngày cũng có thể giúp bạn tăng năng lượng nhanh chóng. Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, ví dụ như đau do ung thư, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn y tế có thể để cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Duy trì hoạt động. Cố gắng duy trì hoạt động như bạn có thể. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ là một cách tốt để giảm mệt mỏi và thậm chí cải thiện giấc ngủ. Nhưng đầu tiên hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập nào. Hãy nói chuyện với bác sỹ vật lý trị liệu để biết các bài tập tốt nhất (loại, thời gian, tần suất và cường độ) cho bạn tại thời điểm này, hãy cân nhắc đến các tình trạng như thiếu máu và di căn xương.
- Chậm lại. Khi làm một việc gì, hãy bình tĩnh và làm với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy nghỉ giải lao thường xuyên và ngừng làm việc khi bạn bắt đầu cảm thấy kiệt sức – chứ không phải sau khi bạn đã kiệt sức.
- Nhờ giúp đỡ. Đừng cố gắng tự làm mọi thứ. Hãy yêu cầu giúp đỡ và học cách nhận sự giúp đỡ từ gia đình hoặc bạn bè.
- Hãy nói chuyện với ai đó. Ung thư có thể làm mất cảm xúc, và điều này có thể góp phần vào sự mệt mỏi. Hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với gia đình, bạn bè hoặc nhân viên tư vấn. Hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ.
Tại sao tôi cảm thấy rất mệt?
Thông thường, mệt mỏi liên quan đến ung thư không chỉ do một yếu tố. Nó có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Chính bệnh ung thư
Nếu bạn bị ung thư máu như bệnh bạch cầu, u lympho hoặc đa u tủy xương, bạn có thể có lượng hồng cầu thấp và bị thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cực độ. Ung thư phổi cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó thở và mệt mỏi. Bệnh nhân là người già hoặc có ung thư tiến triển cũng dễ bị mệt mỏi. Cuối cùng hãy nhớ rằng trong tất cả các bệnh ung thư, khối u có thể tạo ra các cytokin gây ra mệt mỏi.
Điều trị ung thư
Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến của xạ trị và hóa trị, và thường, có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi kết thúc điều trị. Các tác dụng phụ khác của việc điều trị ung thư cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen ăn uống, dẫn đến việc kém ăn, từ đó có thể dẫn đến hoặc làm giảm sút năng lượng và mệt mỏi.
Vấn đề ăn uống
Ăn kém, thay đổi khẩu vị, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, táo bón và lở miệng có thể dẫn đến dinh dưỡng kém và lượng calo nạp vào không đủ. Ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và xử lý chất dinh dưỡng của cơ thể. Những điều này lần lượt, sẽ dẫn đến mức năng lượng thấp và mệt mỏi.
Đau
Bản thân ung thư và các tác dụng phụ của việc điều trị có thể gây đau, có thể khiến bạn trở nên ít hoạt động hơn, ăn ít hơn và ngủ ít hơn hoặc kém hơn. Cơn đau cũng có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Tất cả những điều này có thể góp phần vào sự mệt mỏi.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu ...
Mặc dù mệt mỏi liên quan đến ung thư ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau và có thể khác nhau trong và sau khi điều trị, hãy để ý các triệu chứng phổ biến này và báo cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải:
- Ít hoặc không còn năng lượng khi không hoạt động
- Mệt mỏi kéo dài mà không hết
- Các vấn đề về giấc ngủ như không thể ra khỏi giường hoặc ngủ thiếp đi
- Khó thở sau khi làm các việc nhỏ như dọn giường hoặc đi bộ vài bước
- Inability to think clearly or concentrate
- Lú lẫn
- Chóng mặt
- Mất thăng bằng
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Dinh dưỡng |
GẮN THẺ | các tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư, mệt mỏi, thiếu máu, ung thư máu |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 26 Tháng Mười Hai 2019 |