Tin tức & Bài báo
Hãy nghe từ một người sống sót sau ung thư vú: "Lắng nghe cơ thể bạn"
Tìm hiểu cách một người sống sót sau ung thư vú sống tích cực và vượt qua cơn sợ hãi về sức khỏe đầu tiên của cô ấy bằng lòng can đảm, quyết tâm và một kế hoạch điều trị hiệu quả.
Khi Lay Peng sờ thấy một khối u trên ngực phải vào giữa năm 2019, cô đã gạt đi và cho rằng đó là do thay đổi nội tiết tố và sẽ sớm khỏi. Tuy nhiên, cô trở nên lo lắng khi khối u vẫn còn sau sáu tháng.
Sau khi siêu âm và chụp nhũ ảnh trong lần khám sức khỏe hàng năm, cô được khuyên nên đi khám bác sĩ. "Tôi lo lắng về khối u nhưng tôi không nghĩ đó là ung thư vú", Lay Peng kể lại. "Tôi không có tiền sử gia đình bị ung thư và cũng khỏe mạnh từ trước đến nay."
Lay Peng được chẩn đoán ung thư vú thông qua sinh thiết và tư vấn với bác sĩ phẫu thuật vú. Khi biết tin về căn bệnh ung thư vú, tâm trí cô lập tức trở nên trống rỗng. “Tôi lo lắng cho gia đình - các con gái, chồng và bố mẹ tôi,” Lay Peng nhớ lại. "Tôi nhận ra sự mong manh của cuộc sống."
Tìm hiểu về bệnh ung thư vú và cách điều trị
Bác sĩ Tan Yah Yuen, bác sĩ phẫu thuật vú tại trung tâm phẫu thuật và chăm sóc vú Solis cho biết: ung thư vú là một loại ung thư phát sinh từ các tuyến sữa của vú. Bà giải thích, có rất nhiều triệu chứng ung thư vú, trong đó triệu chứng phổ biến nhất là một khối u ở vú không đau. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu cũng như triệu chứng nào. Do đó, trong giai đoạn rất sớm của ung thư vú, chỉ có thể phát hiện qua chụp nhũ ảnh. Siêu âm cũng hữu ích trong việc bổ sung cho các sàng lọc này, trong khi chụp nhũ ảnh 3D được khuyến nghị để kiểm tra kỹ lưỡng hơn các mô vú dày đặc.
Bác sĩ Wong Chiung Ing, chuyên gia tư vấn cấp cao, bác sĩ ung thư nội khoa tại trung tâm ung thư Parkway cho biết cơ hội chữa khỏi đối với ung thư vú giai đoạn đầu chỉ giới hạn ở vú là hơn 95%. Tuy nhiên, ung thư vú nói chung không thể chữa khỏi nếu đã lan sang các bộ phận khác như gan, phổi, xương hoặc não. Tuy nhiên, các lựa chọn điều trị như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch có sẵn để cải thiện tỷ lệ sống sót và chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Wong cho biết: “Khi quyết định phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, chúng tôi tiến hành làm xét nghiệm trên các tế bào ung thư trước khi đưa ra phác đồ điều trị”, cộng thêm việc xem xét tình trạng và sức khỏe chung của bệnh nhân. Do đó, việc điều trị ung thư vú liên quan đến một đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đa ngành, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư nội khoa, bác sĩ xạ và bác sĩ giải phẫu bệnh. Cũng cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ y tá và các chuyên gia y tế khác như bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ tâm lý.
“Do đó, với rất nhiều phương pháp điều trị có sẵn, chúng tôi phải làm việc cùng nhau thành một nhóm là điều rất quan trọng để đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân,” bác sĩ Wong chia sẻ.
Trong trường hợp của Lay Peng, các bác sĩ đã khuyên cô nên hóa trị bổ trợ, hoặc hóa trị trước khi phẫu thuật, như phác đồ điều trị đầu tiên đối với bệnh ung thư. Mục tiêu chính của hóa trị bổ trợ để thu nhỏ khối u, có thể cho phép phẫu thuật ít xâm lấn hơn trên vú / nách và giảm nguy cơ tái phát xa.
Cảm thấy khỏe và hết bệnh ung thư
Những nỗ của Lay Peng và các bác sĩ đã thành công sau phẫu thuật vào tháng 9 năm 2020. Ca phẫu thuật đã đáp ứng bệnh lý hoàn toàn, nghĩa là không phát hiện thấy tế bào ung thư nào từ các mẫu mô sau khi phẫu thuật. Bên cạnh việc sống sót sau căn bệnh ung thư vú, Lay Peng cũng có thể bảo tồn vú và không cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.
Khi việc điều trị có thể kiểm soát được về tổng thể, Lay Peng nói về những thời điểm khó khăn như rụng tóc, chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, cô vẫn biết ơn về thời gian và không gian để hồi phục, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các bác sĩ và y tá ở Allied Health, cũng như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Bác sĩ Tan khẳng định không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm sự trợ giúp về y tế, mặc dù bệnh ung thư vú được phát hiện sớm sẽ có nguy cơ tái phát thấp hơn. Ngày nay, chỉ có hơn 50% phụ nữ ở Singapore được kiểm tra ung thư vú thường xuyên. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên được khuyên nên khám sàng lọc hàng năm, hoặc sớm hơn đối với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, nên tầm soát trong khoảng thời gian một hoặc hai năm, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ mỗi người.
Quan trọng nhất, phụ nữ không nên bỏ tầm soát ung thư vú và nên cảnh giác với những thay đổi của cơ thể. “Hãy lắng nghe cơ thể và tin tưởng vào bản năng của mình,” Lay Peng khuyến khích. “Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, tốt nhất là nên đi xác minh điều đó”.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Các phương pháp điều trị ung thư, Phòng ngừa Ung thư |
GẮN THẺ | chiến thắng ung thư, chụp nhũ ảnh vú, hóa trị, kiểm tra ung thư, suy nghĩ tích cực về ung thư, ung thư phụ nữ (phụ khoa), ung thư vú |
Đọc thêm | Ung thư vú |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 25 Tháng Ba 2022 |