8 câu hỏi dành cho bác sĩ See Hui Ti về ung thư vú

Đóng góp bởi: Bác Sĩ See Hui Ti

Ung thư vú là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, và đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư. Do tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú tăng, nên vai trò nâng cao nhận thức về nguy cơ ung thư vú, chẩn đoán và điều trị đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, bác sĩ See Hui Ti trả lời một số câu hỏi thường gặp đối với bệnh.

Có phải càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng tăng lên không?

Đúng là càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Tuy nhiên không có nghĩa là người trẻ không bị bệnh. Trên thực tế các báo cáo gần đây cho thấy số ca bệnh ung thư vú ở người trẻ tăng lên ngay cả ở độ tuổi 20.

Điều đó có nghĩa là mỗi người nên tự chăm sóc bản thân để giảm nguy cơ mắc ung thư vú và các bệnh khác.

Nếu mẹ bị/đã bị ung thư vú thì sau này con gái có nguy cơ bị ung thư vú không?

Một người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú cao – nghĩa là mẹ, bác gái/dì hoặc chị/em gái mắc bệnh – thì cô ấy có nguy cơ bị ung thư cao gấp 6-8 lần so với người bình thường.

Có thể do tiền sử gia đình có đột biến gen di truyền gây bệnh di truyền. Tuy nhiên, cần lưu ý gen đột biến BRCA có liên quan đến ung thư vú tương đối hiếm gặp.

Tin may là dù một phụ nữ có thể có nguy cơ cao bị ung thư vú nhưng những tiến bộ trong y học và công nghệ y khoa giúp tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn, đặc biệt là khi phát hiện bệnh sớm.

Nếu được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 4 thì có cần điều trị không?

Chúng ta biết ung thư được chia thành giai đoạn 0, 1, 2, 3 và 4. Giai đoạn 0 là khi tế bào ung thư vú nằm trong tuyến vú và chưa di căn. Hay còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn 1 và 2, ung thư được cho là giai đoạn sớm. Nếu giai đoạn 3 bệnh có ảnh hưởng tới hạch thì giai đoạn 4 ung thư đã di căn hoặc lan tới cơ quan khác.

Điều đó có nghĩa là một số bệnh nhân bị ung thư vú giai đoạn 4 vẫn có thể chữa khỏi nếu diện di căn còn nhỏ. Tuy nhiên nếu ung thư đã di căn tới các cơ quan thiết yếu như gan hoặc phổi thì khả năng chữa khỏi tương đối thấp, chỉ khoảng dưới 10%. Trong trường hợp đó việc điều trị kết hợp với giảm nhẹ nhằm mục đích giảm triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị thường áp dụng đối với ung thư vú là gì?

Phương pháp điều trị đối với ung thư vú phụ thuộc vào khối u và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân. Ung thư vú có thể phẫu thuật cắt bỏ sau đó hóa trị và điều trị thuốc nhằm giảm nguy cơ tái phát. Ngược lại, có thể kết hợp hóa trị có/không liệu pháp miễn dịch trước để thu nhỏ khối u sau đó phẫu thuật.

Sau khi điều trị cần đánh giá lại giai đoạn bệnh để xác định đáp ứng điều trị.

Bệnh nhân có cần theo dõi sau khi đã hết bệnh ung thư không?

Bệnh nhân nên quay lại viện định kỳ sau khi kết thúc điều trị để khám lâm sàng và siêu âm để theo dõi dấu hiệu tái phát hay di căn.

Tác dụng của hóa trị là gì?

Hóa trị thường được sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa hay điều trị. Hóa trị ngăn ngừa sử dụng hóa trị để ngăn chặn khối u đi vào máu còn hóa trị điều trị nhằm thu nhỏ khối u hiện có.

Để ngăn ngừa ung thư có cần lưu ý tới chế độ ăn không?

Béo phì là yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh ung thư và bệnh khác. Do đó kiểm soát cân nặng và duy trì chỉ số BMI bình thường có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư, béo phì có thể gây tác dụng phụ ngược hoặc làm giảm tác dụng của hóa trị. Do đó duy trì chế độ ăn lành mạnh và luyện tập đều để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Có đúng là thức ăn bảo quản như đồ ăn đóng hộp có thể gây ung thư không?

Chất bảo quản và thành phần nhân tạo có liên quan không chỉ tới ung thư vú mà các bệnh ung thư khác như đại trực tràng, phổidạ dày. Trung tâm nghiên cứu ung thư ở Hoa Kỳ đã xuất bản các số liệu về các chất gây ung thư, chất nhân tạo và chất bảo quản có thể gây ung thư.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư, Phòng ngừa Ung thư
GẮN THẺ béo phì và ung thư, các khối u, điều trị đích, hóa trị, tiền sử ung thư, ung thư đại trực tràng, ung thư di căn, ung thư giai đoạn 4, ung thư thường gặp, ung thư vú
Đọc thêm Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 Tháng Mười 2022