7 điều nhầm lẫn về ung thư nhi

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Anselm Lee Chi-Wai

Bs. Anselm Lee Chi-Wai, chuyên gia ung thư-huyết học nhi tại trung tâm Ung thư Parkway, bàn luận về những gì chúng ta biết và không biết về lí do tại sao trẻ em mắc ung thư.

Với tỉ lệ ung thư ngày càng tăng trên toàn thế giới, giờ đây không hề thiếu thông tin về loại bệnh này, đặc biệt là khi nó liên quan tới ung thư người lớn.

Nhưng không nhiều người biết về ung thư liên quan tới trẻ em.  Dù ung thư nhi là hiếm gặp nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới 1 trong số 500 trẻ dưới độ tuổi 18. Các loại ung thư phổ biến ở nhi là ung thư bạch cầu, u não và ung thư hạch lymphoma.

Những gì chúng ta biết về ung thư người lớn lại không thể áp dụng ở ung thư nhi. Dưới đây là bảy điều nhầm lẫn về ung thư nhi:

1) Trẻ mắc ung thư do di truyền

Hầu hết, nếu không phải là tất cả, các loại ung thư đều có xuất phát điểm từ gen. Nhưng điều này không có nghĩa rằng trẻ mắc do di truyền từ bố mẹ.

Có hai loại biến đổi gen chính – thay đổi tế bào thân và tế bào mầm.

Một ví dụ về sự thay đổi tế bào thân là các tế bào của người lớn bị biến đổi di truyền gây ra ung thư do hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm phóng xạ. Bệnh nhân bị ung thư phổi và những người phát triển ung thư từ những thay đổi tế bào thân không thừa hưởng khuynh hướng ung thư từ cha mẹ của họ.

Mặt khác, các thay đổi di truyền của tế bào mầm là những thay đổi có thể được thừa hưởng. Nhưng chúng hiếm khi được tìm thấy trong các bệnh ung thư ở trẻ em. Một số bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư ruột có liên quan đến đột biến tế bào mầm. Trường hợp của nữ diễn viên Angelina Jolie người mang gen ung thư vú / buồng trứng BRCA1 thừa hưởng từ mẹ cô, bà đã qua đời do ung thư vú, là một ví dụ tiêu biểu dù không phải là phổ biến.

Thực tế là ung thư xảy ra khi còn trẻ không có nghĩa là do di truyền.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy chỉ có khoảng hai phần trăm của tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em có thể có nguồn gốc hoặc khuynh hướng gia đình và phần lớn các bệnh ung thư ở trẻ em xảy ra ngẫu nhiên.

2) Nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em được biết đến

Có nhiều nguyên nhân được biết đến hoặc yếu tố nguy cơ gây ung thư phát triển ở người lớn. Chúng bao gồm hút thuốc lá, bức xạ, chế độ ăn uống, béo phì, tiếp xúc với hormon, phơi nhiễm nghề nghiệp, viêm gan B và tương tự.

Tuy nhiên, hầu hết các yếu tố nguy cơ này không liên quan đến nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em và không giải thích tại sao trẻ em, còn trẻ, lại mắc bệnh.

Ngay cả khi trẻ sơ sinh bắt đầu hút thuốc ngay sau khi sinh, người đó sẽ không bị ung thư phổi trước sinh nhật thứ 18 của mình. Điều này không phải là để nói rằng trẻ em có thể hút thuốc mà không gặp các nguy cơ về sức khỏe, mà minh họa tại sao bệnh ung thư ở trẻ em không xảy ra như ung thư người lớn.

Thật vậy, nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ.

3) Ung thư ở trẻ em có thể được ngăn ngừa

Ngoại trừ ung thư gan, ung thư ở trẻ em không thể phòng ngừa được.

Thỉnh thoảng, chúng ta thậm chí không biết bệnh xảy ra từ bao giờ. Như vậy, không có cách nào cho trẻ em hoặc cha mẹ của chúng có biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ xảy ra ung thư ở trẻ em.

Hepatoma (hoặc ung thư biểu mô tế bào gan) hiện nay cực kỳ hiếm hoi ở những quốc gia mà vaccin viêm gan B phổ biến cho trẻ nhỏ.

4) Chúng ta có thể sàng lọc và phát hiện ung thư sớm ở trẻ em

Một phần lớn của điều trị ung thư là phát hiện sớm, thông qua sàng lọc. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung và thậm chí cả ung thư đại tràng.

Sàng lọc và phát hiện sớm mang lại hiệu quả tốt nhất trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, khi mắc loại ung thư phổ biến, khi có giai đoạn tiền ung thư, khi ung thư phát triển chậm hoặc khi có một cách đơn giản để phát hiện các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu.

Lấy ví dụ, bệnh bạch cầu, là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến một số trong 30.000 trẻ em mỗi năm. Cách duy nhất đáng tin cậy để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh bạch cầu là thông qua một kiểm tra tủy xương. Nhưng chi phí của các thủ tục, sự bất tiện và đau đớn trong việc chọc tủy xương cho 30.000 trẻ em chỉ để phát hiện một trường hợp dương tính là không đáng.

Các chiến lược sàng lọc sớm hoặc phát hiện sớm chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc ngăn ngừa ung thư ở trẻ em.

5) Hầu hết trẻ em bị ung thư sẽ tử vong

Đáng buồn thay, tuyên bố này là đúng cho trẻ em ở các nước có nguồn lực kém, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe kém, hoặc nếu trẻ không được chăm sóc bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo đúng cách.

Tuy nhiên, ở Singapore và hầu hết các nước phát triển khác, 75% trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thoát khỏi nguy cơ tử vong và trên thực tế, được kỳ vọng là những người sống sót lâu dài. Nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y tế, hầu hết trẻ em có thể sống sót và hướng tới cuộc sống bình thường.

Ví dụ, ung thư nguyên bào cấp tính - một dạng phổ biến của bệnh bạch cầu ở Singapore - 90 phần trăm bệnh nhân sẽ được chữa khỏi bằng chỉ với hóa trị.

6) Hóa trị quá khắc nghiệt đối với trẻ em

Đúng là hóa trị được biết là có nhiều tác dụng phụ.

Một đứa trẻ bị ung thư nói với tôi rằng có cảm giác như bé có một trăm vết loét trong miệng. Tuy nhiên, bé đã khá trong tuần sau đó và thậm chí có thể ăn thức ăn cay. Các tác dụng phụ cấp tính và đau đớn của hóa trị liệu thường là tạm thời.

Tất cả các loại thuốc hóa trị liệu được cho theo liều phù hợp với kích thước cơ thể của từng bệnh nhân và những tác dụng cấp tính này có thể dự đoán và quản lý được. Trong khi các tác dụng phụ có thể khắc nghiệt, trẻ em có thể đối phó với chúng cũng giống như người lớn.

7) Trẻ em sống sót ung thư không sinh sản được

Mọi người tham gia vào cuộc chiến chống ung thư đều quan tâm đến những tác động lâu dài của việc điều trị chống ung thư. Các cơ quan như thận, tim, mắt, tai và thậm chí não có thể bị tổn thương do phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Tuy nhiên, phần lớn trẻ em bị ung thư không bị tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Nhiều người trong số những người sống sót cũng có khả năng làm cha hoặc mẹ khi họ trở thành người lớn.

Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng thường dễ xảy ra hơn  khi buồng trứng hoặc tinh hoàn bị tổn thương do ung thư, phẫu thuật hoặc xạ trị, hoặc khi sử dụng hóa trị liệu liều cao, hoặc khi trung tâm hormone bên trong não bị tổn thương.

Nhìn chung, trẻ em có thể thoát khỏi căn bệnh ung thư, nếu được điều trị thích hợp dưới sự chăm sóc của chuyên gia. Trẻ không chỉ sống, mà còn tiếp tục sống một cuộc sống trưởng thành lành mạnh và hiệu quả.

Ung thư ở trẻ em: Chúng ta biết những gì

  • Ung thử ở trẻ em hiếm gặp: Chỉ có 1 trong 500 trẻ có khả năng mắc bệnh trước sinh nhật thứ 18 của mình.
  • Chỉ có 2% các bệnh ung thư ở trẻ em có nguồn gốc hoặc khuynh hướng gia đình. Hầu hết các trường hợp xảy ra ngẫu nhiên, và nguyên nhân phần lớn là không rõ.
  • Các loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em là ung thư máu, u não và u lympho.
  • Bệnh bạch cầu, ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến 1 trong 30.000 trẻ em mỗi năm.
  • Khoảng 75% trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở Singapore và hầu hết các nước phát triển khác sẽ sống sót.
  • Hầu hết trẻ em bị ung thư không bị bất kỳ tổn thương nội tạng nào từ việc điều trị.
Ben Tan
GẮN THẺ bệnh bạch cầu ở trẻ em, các quan niệm sai lầm, tiền sử ung thư, ung thư hiếm gặp, ung thư não
Đọc thêm BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO Ở TRẺ EM (ALL), Ung thư bạch cầu, Ung thư buồng trứng , Ung thư phổi , Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 10 Tháng Chín 2018