WHO đưa ra lộ trình mới cho ung thư vú


Ung thư vú không chỉ là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ mà còn là loại ung thư có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất1 . Để cùng nhau chung tay chiến đấu với căn bệnh này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố khung sáng kiến Ung thư vú Toàn cầu (GBCI)2 nhằm mục đích cứu sống hàng triệu bệnh nhân vào năm 2040. Trong số HealthNews tháng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của khuôn khổ mới này đối với bệnh nhân.

overview of who global breast cancer initative framework

Khung sáng kiến Ung thư vú Toàn cầu (GBCI) 2023 mới nhất vừa được công bố đúng ngay trước Ngày Ung thư Thế giới, nhằm mục đích kếu gọi các quốc gia củng cố hệ thống y tế để có thể ứng phó với gánh nặng ngày càng tăng của bệnh ung thư vú. Khung sáng kiến gồm 3 công tác chủ chốt3:

  1. Tăng cường tầm soát để phát hiện bệnh sớm
  2. Chẩn đoán bệnh kịp thời
  3. Kiểm soát ung thư vú toàn diện

WHO hy vọng rằng các quốc gia sẽ áp dụng lộ trình mới nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng sức khỏe cho người dân và khuyến khích phụ nữ tìm hiểu, tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tăng cường tầm soát để phát hiện bệnh sớm

Mục tiêu đầu tiên là đạt được hơn 60% trường hợp ung thư vú được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu. Nếu các quốc gia đạt được chỉ tiêu này thì tỷ lệ tử vong do ung thư vú sẽ giảm liên tục từ 2% trong mỗi năm hoặc ít nhất ba năm liên tiếp. Việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng.

Trên khắp toàn cầu, phần lớn bệnh ung thư vú được bệnh nhân phát hiện lần đầu tiên và được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng5. Vì vậy, các quốc gia nên tiến hành giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức về sức khỏe nhũ khoa và luyện tập nhận biết các triệu chứng về vú, bất kể bệnh nhân có đủ khả năng chi trả và tham gia chương trình tầm soát ung thư vú hay không.

Với tư cách cá nhân, chúng ta có thể tự giáo dục bản thân và đạt được nhận thức đầy đủ về sức khỏe vú, bao gồm hiểu về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và lựa chọn tầm soát ung thư vú khác nhau.

Chẩn đoán kịp thời

Mục tiêu thứ hai chính là chẩn đoán ung thư vú trong vòng 60 ngày kể từ ngày bệnh xuất hiện lần đầu thông qua khám sức khỏe. Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư kịp thời sẽ gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư vú. Mục tiêu thứ hai cũng khuyến nghị nên bắt đầu điều trị bệnh trong vòng 3 tháng kể từ lần phát hiện bệnh đầu tiên.

Sau khi phát hiện bất thường ở vú, cần phải thực hiện chẩn đoán hình ảnh để xác định xem có khối u (hoặc bệnh lý bất thường) hay không. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết ung thư vú để đánh giá thêm. Nếu không thì bệnh nhân sẽ được xuất viện và tái khám để theo dõi ngắn hạn hoặc hàng năm.

Trong thời gian theo dõi sức khỏe, bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm về quá trình chẩn đoán để chuẩn bị tốt cho quá trình đó. Điều quan trọng là phải làm rõ mọi nghi ngờ với bác sỹ trong quá trình khám.

Kiểm soát ung thư vú toàn diện

Mục tiêu thứ ba chính là đạt được hơn 80% bệnh nhân được điều trị bệnh cho đến lúc hoàn thành theo khuyến nghị. Hiệu quả tối ưu của các liệu pháp điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào thời gian điều trị sớm trong vòng 3 tháng kể từ khi chẩn đoán và hoàn thành điều trị mà không bị gián đoạn6. Việc hoàn thành điều trị có thể mang lại kết quả tích cực hơn cho bệnh nhân, gia tăng khả năng sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều này có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân là kế hoạch điều trị tối ưu cho bệnh ung thư vú nên được ưu tiên. Khung GBCI tập trung vào cách tiếp cận đa ngành, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị toàn thân phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Bên cạnh việc điều trị, các dịch vụ hỗ trợ cũng cần thiết để bệnh nhân tuân thủ, cung cấp dịch vụ chăm sóc hiệu quả trong quá trình điều trị và phục hồi sau trị liệu. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm kiểm soát cơn đau, vật lý trị liệu, thuốc men, dịch vụ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân ung thư và kiểm soát phù bạch huyết.

Sau khi điều trị, những người sống sót sau ung thư vú có thể gặp phải các biến chứng lâu dài và khả năng tái phát ung thư. Do đó, lộ trình càng khuyến khích mở rộng dịch vụ theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm bảo toàn lợi ích cho bệnh nhân.

Thu hẹp khoảng cách điều trị và chăm sóc

Là dạng ung thư được chẩn đoán nhiều nhất trên toàn cầu, vì thế không nên bỏ qua ung thư vú. Khung sáng kiến GBCI của WHO sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hướng dẫn các quốc gia dựa trên bằng chứng xác thực để củng cố hệ thống y tế và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân.

Bằng cách triển khai khung sáng kiến GBCI, các quốc gia sẽ có thể kiểm soát ung thư vú tốt khi khuyến khích phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm kết hợp cùng điều trị đa ngành hiệu quả. Bệnh nhân từ đó sẽ có thêm kiến thức, dịch vụ hỗ trợ và kết quả điều trị tích cực hơn.

1 World Cancer Research Fund International, 2020.
2 Global breast cancer initiative implementation framework. WHO, 2023.
3 WHO launches new roadmap on breast cancer. WHO, 2023.
4 National health system characteristics, breast cancer stage at diagnosis, and breast cancer mortality: a population-based analysis. 2021.
5 Breast cancer screening: IARC Working Group on the Evaluation of Cancer-Preventive Intervention. 2016.
6 Breast cancer survival and survival gap apportionment in sub-Saharan Africa. 2020.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ ung thư vú
Đọc thêm Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 THÁNG MƯỜI 2023