Tin tức & Bài báo
Ung thư phổi: 7 điều bạn nên biết
Ung thư phổi: Những điều bạn cần biết
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư tại Singapore. Bác sĩ Chin Tan Min từ Trung tâm Ung thư Parkway sẽ giúp chúng ta giải đáp một số thắc mắc.
Cả đời tôi chưa bao giờ hút thuốc lá. Liệu tôi có nguy cơ bị mắc ung thư phổi không?
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với ung thư phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15-30 lần so với người không hút thuốc. Một người bắt đầu hút thuốc càng sớm và càng lâu, thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao. Những người hút thuốc bỏ thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và bỏ thuốc càng lâu thì nguy cơ càng giảm.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng kể cả khi bạn không thuốc hút, bạn vẫn có thể mắc ung thư phổi. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá thụ động, tiếp xúc với các hóa chất như amiăng và các chất gây ung thư khác, hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.
Có các loại ung thư phổi khác nhau không?
Có hai loại ung thư phổi chung – ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).
Ung thư phổi tế bào nhỏ không phổ biến bằng ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi. Hầu hết tất cả các bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là người hút thuốc. Đây là loại ung thư phổi có độ ác tính cao hơn và có thể di căn nhanh tới các bộ phận khác của cơ thể. Tỷ lệ sống ở giai đoạn bệnh tiến triển thấp hơn so với các bệnh nhân ở giai đoạn khu trú.
Ung thư phổi tế bào không nhỏ phổ biến hơn, chiếm khoảng 85% số ca mắc ung thư phổi. Điều trị sẽ phụ thuộc và giai đoạn bệnh có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc nhiều phương pháp điều trị toàn thân hơn như hóa trị, và gần đây hơn, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch.
Nữ giới ít có nguy cơ mắc ung thư phổi hơn nam giới?
Do đàn ông hút thuốc nhiều hơn phụ nữ, nên ung thư phổi phổ biến ở nam giới hơn. Nhưng đây vẫn là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới tại Singapore, và khoảng 8 trong số 10 phũ nữ mắc ung thư phổi là người không hút thuốc hoặc đã dừng hút thuốc.
Nếu tôi ho nhiều, điều đó có nghĩa là tôi có thể bị mắc ung thư phổi không?
Bệnh ho mãn tính không nhất thiết là tiền thân của ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu bạn ho nhiều, bạn nên đi kiểm tra. Nếu ho liên tục trong hơn một tháng, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.
Tiếc rằng rất nhiều người mắc bệnh ung thư phổi chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Các triệu chứng điển hình, ngoài ho, là ho ra máu, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân và đau ngực.
Có loại tầm soát sức khỏe nào để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư phổi không?
Chưa có xét nghiệm chỉ điểm khối u nào cụ thể dành cho ung thư phổi tại thời điểm này.
Chụp X-quang chưa được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong của ung thư phổi. Và chúng ta phải nhớ rằng một tia X-quang tiếp xúc với 1 người tương đương lượng bức xạ nền tự nhiên một ngày mà bất kỳ ai cũng sẽ phải tiếp xúc trong cuộc đời, xấp xỉ khoảng 0.01 mSv (đơn vị đo liều bức xạ).
Chụp cắt lớp CT cũng có thể được thực hiện, nhưng mức độ phơi nhiễm bức xạ từ một lần chụp CT nhiều hơn nhiều so với một lần chụp X-quang ngực, thường trong khoảng 4-7 mSv, tương đương với lượng bức xạ nền trung bình là một người tiếp xúc trong 1 năm. Chụp CT liều thấp ít phơi nhiễm phóng xạ hơn.
Chúng tôi thường không khuyến khích chụp cắt lớp hàng năm, trừ khi bạn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi (người nghiện thuốc lá hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi). Bởi chúng ta cần phải cân bằng những lợi ích của việc phát hiện sớm ung thư với các rủi ro phơi nhiễm bức xạ do thực hiện kiểm tra nhiều lần.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến nào?
Đối với ung thư phổi giai đoạn 1 và 2, chúng tôi thường khuyên phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào u tại chỗ. Phẫu thuật là cơ hội tốt nhất để chữa khỏi. Trong một vài trường hợp, chúng tôi tiếp tục với hóa trị bổ trợ để làm sạch hoàn toàn các tế bào ung thư làm giảm nguy cơ tái phát.
Đối với các giai đoạn tiến triển hơn, chúng tôi có thể dùng kết hợp xạ trị và/hoặc hóa trị. Ngày nay, chúng tôi còn dùng cả điều trị đích và liệu pháp miễn dịch.
Trước đây, chúng tôi chủ yếu dùng hóa trị cho ung thư phổi giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót trung bình khoảng 6-8 tháng.
Năm 2004, chúng tôi bắt đầu sử dụng liệu pháp đích và năm 2015, là liệu pháp miễn dịch. Tỷ lệ sống đã được cải thiện rất đáng kể, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 trung bình sống được 2-3 năm.
Có các phương pháp mới điều trị thành công nào?
Liệu pháp đích dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Chẳng hạn, các tế bào ung thư phổi đôi khi có đột biến gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR), dẫn dắt các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh. Các loại thuốc được gọi là các chất ức chế EGFR có thể giúp chặn các tín hiệu này và ngăn ung thư phát triển. Ngoài ra, còn có chất ức chế đột biến gen ALK cũng hoạt động tương tự.
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế ALK có thể sống từ 2-3 năm mà bệnh ung thư không tái phát.
Liệu pháp miễn dịch là sự tăng cường vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệu các tế bào ung thư.
Các tế bào ung thư có khả năng “ngụy trang” để tránh bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Liệu pháp miễn dịch chỉ ra các tế bào ung thư này để hệ miễn dịch có thể xử lý chúng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp miễn dịch giúp nâng tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi lên đáng kể. Điều đáng mừng nhất trong việc sử dụng liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 là đến cuối cùng bệnh nhẫn có thể kiểm soát được bệnh lâu dài bằng phương pháp miễn dịch.
CÁC LOẠI
85% bệnh nhân ung thư phổi mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Độ ác tính ít hơn ung thư phổi tế bào nhỏ, và nếu phát hiện sớm, điều trị có thể mang lại cơ hội chữa khỏi.
15% bệnh nhân ung thư mắc ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Hầu hết bệnh nhân đều là người hút thuốc. Dạng ung thư phổi độ ác tính cao này có thể di căn rất nhanh tới các bộ phận khác trong cơ thể.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
#1 Hút thuốc
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15-30 lần người không hút thuốc. Các yếu tố khác bao gồm hút thuốc thụ động, tiếp xúc với các hóa chất và tác nhân gây ung thư, và tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.
XU HƯỚNG
Thứ nhất Nguyên nhân gây tử vong do ung thư tại Singapore
Thứ 2 Căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Singapore
Thứ 3 Căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại Singapore
Ben Tan
GẮN THẺ | chất gây ung thư, điều trị bổ trợ, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch, nhiễm trùng phổi, tiền sử ung thư, ung thư thường gặp |
Đọc thêm | Ung thư phổi |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 20 Tháng Mười Một 2019 |