Tin tức & Bài báo
Làm thế nào để nói cho trẻ biết rằng bố mẹ hoặc những người thân mắc ung thư?
“Bố mắc ung thư”
Việc cho lũ trẻ biết rằng cha mẹ hay những người thân yêu mắc ung thư là điều khó khăn. Chuyên gia tư vấn Jaime Yeo từ Trung tâm Ung thư Parkway đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho vấn đề này.
Cởi mở và thành thật
Cho dù muốn bảo vệ con khỏi những tin không hay về ung thư là điều hoàn toàn tự nhiên, thì cởi mở và thành thật với các em luôn là cách tốt nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải cân nhắc độ tuổi và tính cách của con trẻ trước khi quyết định xem sẽ nói với các em khi nào, ở đây và như thế nào.
Trẻ em có thể đã nghe về ung thư qua bạn bè, các phương tiện truyền thông, quan trọng là các em đã biết được bao nhiêu, để bạn có thể giúp các em làm rõ những điều chưa biết hay hiểu nhầm. Bạn tỏ ra thành thật cũng là cách khuyến khích con trẻ bộc lộ những cảm xúc và mối lo của chúng, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các em nhanh chóng.
Trẻ em là những người quan sát và có thể thấy nghi ngờ khi thấy có điều gì đó không đúng từ bất kì những thay đổi đột ngột trong nhà hay thói quen gia đình. Nên tốt hơn hết là hãy thành thật với các em, hơn là để các em đoán già đoán non, có thể khiến trẻ càng lo lắng hơn.
Không cần vội vã
Bạn không cần phải giải thích tất cả mọi thứ với các con luôn và ngay, sự thực là chưa chắc các con đã tiếp nhận được hết các thông tin.
Dựa trên những phản ứng và mức độ hiểu biết của trẻ, bạn có thể muốn trò chuyện với chúng về ung thư qua các cuộc đối thoại. Điều này sẽ cho trẻ thời gian để tiếp nhận thông tin xấu, xử lí thông tin, đặt câu hỏi và chia sẻ cảm xúc. Bạn thậm chí có thể muốn cân nhắc có những buổi thảo luận riêng biệt nếu các em cách xa tuổi nhau và có những tính cách khác biệt. Điều này cũng giúp lựa chọn thời điểm thích hợp và địa điểm thoải mái để trò chuyện.
Sử dụng ngôn từ đơn giản
Luôn luôn sử dụng ngôn từ đơn giản và tránh những biệt ngữ y tế. Đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, bạn có thể cần nhắc lại thông tin để đảm bảo rằng trẻ hiểu đúng những gì bạn nói.
Thông thường, trẻ càng nhỏ, càng phải dùng các từ ngữ đơn giản hơn. Ví dụ, bạn có thể nhắc tới “hóa trị” đối với trẻ lớn nếu cần thiết, nhưng đối với trẻ nhỏ hãy dùng từ “thuốc”. Theo lẽ tự nhiên, trẻ lớn và trẻ vị thành niên sẽ có thể hiểu được những giải thích phức tạp và chi tiết về ung thư và việc điều trị liên quan.
Đối với trẻ nhỏ, hãy cân nhắc việc sử dụng các công cụ hình ảnh như sách kể chuyện, đồ chơi hoặc hình ảnh minh họa để giải thích về ung thư cũng như khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc. Ví dụ, nếu trẻ thích trò chơi điện tử, bạn có thể mô tả ung thư như “kẻ xấu” và hóa trị như là “vũ khí” để diệt trừ “kẻ xấu”, và giải thích thi thoảng “người tốt” có thể bị thương trong quá trình chiến đấu ra sao, đưa ra những tác dụng phụ. Hoặc, bạn có thể khích lệ trẻ thể hiện những cảm xúc bằng âm nhạc, nghệ thuật, chơi đùa và ghi chép.
Dù bạn làm gì, đừng nói dối các em hay hứa hẹn những điều bạn không thể thực hiện. Nếu bạn không chắc về điều gì đó, hãy làm trẻ an tâm rằng bạn sẽ nói với trẻ ngay khi bạn biết.
Đừng sợ hãi sử dụng những từ ngữ như “thần chết” hay “chết” trong những tình huống cận kề cái chết. Tránh những từ ngữ như “ngủ” và “nghỉ ngơi”, bởi trẻ cần phải biết về sự vĩnh cửu của cái chết.
Hãy chú ý đến nhu cầu của trẻ
Nhu cầu của từng trẻ sẽ khác nhau dựa trên độ tuổi, tính cách và mức độ trưởng thành. Nhìn chung, trẻ nhỏ cần được bảo đảm nhu cầu được chăm sóc – giúp trẻ cảm thấy an toàn, được chăm sóc và yêu thương. Bởi vậy, cố gắng thiết lập thói quen càng sớm càng tốt, và truyền đạt lại những sự thay đổi để các em yên tâm.
Trẻ em có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như: Liệu ung thư có lây lan? Có phải bởi trẻ hư không? Cha mẹ các em có chết không? Bạn bè của các em sẽ nghĩ gì? Các em nên nói gì với bạn bè? Nếu được, hãy giải quyết các mối quan ngại của trẻ càng sớm càng tốt.
Những trẻ lớn hơn có thể sẽ lo lắng về tình trạng sức khỏe của cha mẹ. Do đó, cần phải cung cấp cho các em đầy đủ thông tin, và làm các em yên tâm rằng cả bạn và trẻ sẽ tiếp tục quan tâm. Hãy cho các em cơ hội để trò chuyện và thể hiện cảm xúc.
Các trẻ lớn hơn và trẻ vị thành niên sẽ tương tác nhiều hơn với bạn bè và những người khác, hãy khuyến khích trẻ trò chuyện với bạn bè cảm nghĩ của họ về tình trạng của cha mẹ hay người thân.
Nói với trẻ về ung thư
Khi nào nên nói với trẻ
- Đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng về mặt cảm xúc để đối thoại với trẻ, và suy nghĩ thấu đáo về việc nói gì và nói như thế nào với trẻ về bệnh ung thư.
- Lựa chọn thời điểm không thể hoặc ít bị gián đoạn, như khi trẻ đang tập trung và không nên bị phân tán tư tưởng (ví dụ: trước khi làm bài kiểm tra) hay cảm thấy mệt mỏi (ví dụ: trước khi đi ngủ). Sẽ rất hữu ích khi lựa chọn địa điểm thoải mái.
Nói gì với trẻ
- Cung cấp cho trẻ các thông tin cơ bản về ung thư, phương pháp người bệnh đang điều trị và các tác dụng phụ đi kèm bà bạn có thể gặp phải.
- Tìm hiểu xem liệu trẻ đã biết về ung thư và suy nghĩ của trẻ. Ví dụ, một số trẻ có thể cho rằng ung thư đồng nghĩa với việc cha mẹ các em sẽ chết. Hãy giải thích về tình hình, nhưng đừng hứa hẹn những điều không biết chắc. Bạn có thể nói “Không phải ai mắc bệnh ung thư này cũng chết, bác sĩ sẽ làm điều tốt nhất có thể.”
- Đảm bảo rằng trẻ có thể cảm nhận tình yêu của bạn qua những hành động cụ thể (ví dụ: ôm và hôn) và những lời yêu thương.
- Hãy cho trẻ biết liệu các thói quen có thay đổi và liệu trẻ có được chăm sóc và bởi ai. Bạn có thể nói “Các loại thuốc này làm mẹ cảm thấy mệt mỏi và hôm nay mẹ sẽ cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn nên không thể đưa con đến trường được. Dì Julie sẽ đưa và đón con tới trường thay mẹ.”
- Hãy giải thích cho trẻ rằng việc mắc bệnh ung thư không phải tại trẻ và bệnh ung thư không thể lây lan tới người khác và trẻ (ví dụ: qua việc ôm).
- Hãy thừa nhận khi bạn không chắc về điều gì đó, nhưng hãy trấn an trẻ rằng bạn sẽ thông báo cho trẻ nếu bạn biết.
Làm thế nào để nói với trẻ
- Hãy chuẩn bị vài câu hỏi trẻ có thể hỏi, và nghĩ về việc bạn sẽ giải thích về ung thư ra sao với trẻ một cách cởi mở và chính xác. Bạn có thể cân nhắc tập cách nói với trẻ cùng với một ai đó, bạn bè hoặc người thân.
- Bạn không cần phải nói với trẻ như một cuộc đối thoại thông thường, có thể trong khi làm gì đó, như đi bộ. Không cần phải giải thích và nói về mọi thứ trong một lần, bạn có thể thực hiện điều này thông qua nhiều cuộc đối thoại.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Sức khỏe tâm lý |
GẮN THẺ | các mẹo khi mắc ung thư, quản lý cảm xúc |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 10 Tháng Chín 2018 |