Tin tức & Bài báo
Lợi hay hại: Chế độ ăn thuần chay và chế độ ăn chú trọng thực vật
Đối với một số người, thực hiện chế độ ăn chú trọng thực vật không chỉ là sự lựa chọn về chế độ ăn mà còn là sự lựa chọn về cách sống. Trong bài viết này, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Gerard Wong sẽ giải thích thêm về chế độ ăn thiên về thực vật cùng những lợi ích sức khỏe đi kèm.
Tính bền vững đang là một chủ đề nóng trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều người dần chuyển sang chế độ ăn chú trọng thực vật để giúp giảm và bù đắp lượng khí carbon thải ra từ ngành công nghiệp sản xuất thịt và sữa.
Vậy chế độ ăn chú trọng thực vật gồm những hình thức gì?
Chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn tập trung vào nguồn thực phẩm thiên về thực vật như rau, ngũ cốc, hạt, trái cây và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. So với chế độ ăn chay, chế độ ăn thuần chay hoàn toàn không ăn thịt, gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa, bao gồm cả trứng. Một số người có thể theo chế độ ăn thuần chay vì lý do tín ngưỡng, còn một số khác đơn giản là muốn duy trì lối sống khỏe mạnh lâu dài và cải thiện môi trường sống.
Mặt khác khái niệm ăn chay còn là một phong trào trong đó bạn chọn nhiều thực phẩm hơn từ các nguồn thực vật thay vì các nguồn từ động vật như thịt.
Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn chú trọng thực vật
Trong những năm vừa qua đã có nhiều nghiên cứu đề cao lợi ích sức khỏe của chế độ ăn chú trọng thực vật, tiêu biểu như nghiên cứu về đạo Cơ Đốc Phục Lâm 1, và chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng tập trung vào các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây, các loại hạt, thảo mộc và gia vị, và sử dụng dầu ô liu là nguồn bổ sung chất béo chính.
Nhìn chung, chế độ ăn chú trọng thực vật giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ2. Những người ăn chay thường có chỉ số lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn3.
Những phát hiện này không đáng ngạc nhiên mấy vì chế độ ăn nhiều thực vật thường có ít chất béo bão hòa và cholesterol, đồng thời bổ sung thêm chất chống oxy hóa và chất xơ giúp kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính, trong đó có ung thư.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là protein từ thực vật không thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như thịt. Điều này còn có nghĩa là thực vật thường không có đủ 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Do đó, những người theo chế độ ăn chú trọng thực vật phải ăn đa dạng thực phẩm từ thực vật để đảo bảo cơ thể hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ (xem biểu đồ).
Những người theo chế độ ăn thuần chay đúng (không ăn trứng và sữa) cũng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin B12, canxi, sắt và kẽm.
Tăng thịt làm từ thực vật
Những tiến bộ trong kỹ thuật chế biến thực phẩm giờ đây đã sản xuất các loại thịt có nguồn gốc từ thực vật với hàm lượng dinh dưỡng và hương vị cải tiến hơn. Những sản phẩm mới này đã giúp những người muốn chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật dễ dàng hơn hoặc có nhiều lựa chọn về thực phẩm từ thực vật cho chế độ ăn hơn.
Dưới đây là một số loại thịt làm từ thực vật:
Thịt giả đã có mặt từ lâu tại Châu Á. Loại thực phẩm này được làm từ gluten lúa mì. Những loại thịt giả truyền thống này thường xuất hiện trong các sản phẩm chay đóng hộp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thịt giả truyền thống sau khi qua nhiều công đoạn chế biến thường có giá trị dinh dưỡng thấp và không có mùi vị như thịt thật.
Thịt nhân tạo được làm từ mycoprotein, một dạng protein có nguồn gốc từ nấm. Sau đó, nó được trộn với bột mì làm chất kết dính.
Thịt nhân tạo cũng được trộn với lòng trắng trứng đã được khử nước cũng nên sẽ không phù hợp với những người ăn thuần chay.
Các loại thịt làm từ thực vật khác được chế biến dưới dạng thịt băm và có thể tìm mua tại siêu thị địa phương như Meat Zero™, Impossible Meat™, Beyond Meat™, và Omni™ meat. Những loại thịt có nguồn gốc từ thực vật này thường có hàm lượng natri thấp và có thể sử dụng thay thế thịt trong các công thức nấu ăn.
Karana Mince™ (chỉ có tại các nhà hàng) là một sản phẩm thay thế thịt thú vị khác vì nó sử dụng mít và protein đậu để tạo nên món. ‘thịt băm’.
Có những lựa chọn thay thế thịt khác dành cho những người muốn chuyển sang chế độ ăn chú trọng thực vật. Tuy nhiên hiện nay thị trường chỉ có các loại sản phẩm như thịt viên, thịt hộp hoặc chả cá thường chứa nhiều natri (VD: muối). Một số sản phẩm này bao gồm: Happiee™ (thịt xay, chả cá, thịt viên), First Pride™ (thịt viên, thịt thái mỏng, bỏng ngô), Arlene™ (món ăn thiên về thực vật làm từ thịt Omni™), and Anew™(thịt hộp)..
Nếu bạn đang muốn chuyển sang chế độ ăn thiên về thực vật hoặc lựa chọn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hơn thì bạn nên bắt đầu ăn nhiều loại đậu, rau và trái cây tươi. Việc chuyển từ thịt động vật sang thịt có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp đa dạng hóa chế độ ăn, tuy nhiên những loại thực phẩm thay thế này qua nhiều công đoạn chế biến để có được “mùi vị và cảm giác” giống thịt động vật. Vì vậy, chúng thường chứa nhiều natri hơn.
Chế độ ăn thuần chay và ung thư
Nhìn chung thì chế độ ăn chú trọng thực vật khá an toàn với bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen (ER) cần lưu ý không ăn nhiều các thực phẩm từ thực vật có chứa đậu nành.
Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân đang điều trị ung thư cũng sẽ khác nhau tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân. Những bệnh nhân này cần phải xây dựng chế độ ăn phụ thuộc vào tình trạng và kế hoạch điều trị của từng người.
Bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ như sụt cân không mong muốn, khó nhai nuốt và các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy sẽ cần thay đổi nguồn thực phẩm để kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh.
Nếu bạn đang điều trị ung thư thì tốt nhất nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn phù hợp nhất với bản thân.
1https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8387295/
2https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19562864/
3https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19562864
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Dinh dưỡng, Phòng ngừa Ung thư |
GẮN THẺ | các quan niệm sai lầm, chế độ ăn và dinh dưỡng cho người mắc ung thư, lối sống lành mạnh, thực phẩm và nấu ăn lành mạnh |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 01 Tháng Tư 2023 |