Tin tức & Bài báo

Tập thể dục và bệnh ung thư: Duy trì hoạt động hỗ trợ phục hồi như thế nào

Duy trì hoạt động thể thao trong và sau quá trình điều trị ung thư giúp kiểm soát các tác dụng phụ, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe tổng quát.
ĐỐI MẶT VỚI UNG THƯ LÀ MỘT TRONG NHỮNG THÁCH THỨC KHÓ KHĂN NHẤT TRONG CUỘC SỐNG, NHƯNG KẾT HỢP VẬN ĐỘNG VÀO THÓI QUEN HÀNG NGÀY CÓ THỂ LÀ MỘT BƯỚC MẠNH MẼ ĐỂ LẤY LẠI SỰ KIỂM SOÁT. Cho dù là đi bộ nhẹ nhàng, tập giãn cơ nhẹ hay tập sức bền, tập thể dục giúp cơ thể phục hồi sức mạnh, cải thiện năng lượng và tăng cường khả năng phục hồi tinh thần. Ngoài những lợi ích về mặt thể chất, việc duy trì tập luyện còn mang lại mục đích sống và cảm giác sinh hoạt bình thường, giúp bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn trong suốt quá trình điều trị.
Tập thể dục có lợi ích như thế nào?
- Làm giảm các tác dụng phụ liên quan đến điều trị như mệt mỏi, lo âu và trầm cảm.
- Cải thiện chức năng thể chất, sức khỏe xương và chất lượng giấc ngủ.
- Hỗ trợ sức khỏe tinh thần bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
- Làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và các bệnh mạn tính khác.
Hướng dẫn tập thể dục cho bệnh nhân ung thư
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị:
- Bài tập aerobic: tập từ 150 - 300 phút với cường độ vừa phải/tuần hoặc 75-150 phút cường độ cao.
- Tập sức bền: Ít nhất hai lần/tuần để duy trì sức mạnh và khối lượng cơ.
- Kết hợp aerobic và sức bền: Phương pháp này mang lại lợi ích đáng kể trong việc kiểm soát tình trạng mệt mỏi liên quan đến ung thư, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chức năng thể chất và xoa dịu các vấn đề tâm lý như lo âu và trầm cảm.
Lợi ích chính của việc tập thể dục theo kết quả nghiên cứu
Lưu ý đặc biệt
- Cường độ và loại hình tập nên được cá nhân hóa dựa trên phân loại ung thư, giai đoạn điều trị và khả năng của từng người.
- Các hoạt động nhẹ như đi bộ hoặc giãn cơ có lợi cho những người mới bắt đầu tập thể dục.
- Những người sống sót sau ung thư cần hồi phục sức khỏe dần dần, tránh tình trạng cơ thể thiếu vận động trong thời gian dài.
Bắt đầu tập thể dục
NÊN:
- Chậm mà chắc: Bắt đầu tập trong khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần cường độ và thời gian tập.
- Tìm kiếm hỗ trợ: Tham gia các chương trình tập dành riêng cho bệnh nhân ung thư.
- Kết hợp vận động vào cuộc sống hàng ngày: Đi bộ thay vì lái xe nếu quãng đường đi ngắn hoặc đi thang bộ bất cứ khi nào có thể.
- Kết hợp các hoạt động với nhau: Kết hợp các hoạt động như tập tạ, đi bộ, đạp xe, bơi lội và kéo giãn cơ để cải thiện sức khỏe tổng quát.
- Tư vấn bác sĩ: Hãy tư vấn với bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện trong/hoặc sau khi điều trị.
KHÔNG NÊN:
- Tập cường độ cao mà không có hướng dẫn: Như thế sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương — hãy tư vấn với bác sĩ trước khi bắt đầu tập.
- Làm việc quá sức: Hãy lắng nghe cơ thể và đừng bỏ qua các triệu chứng như cơn đau, chóng mặt, tức ngực hoặc mệt mỏi cực độ.
- Bỏ qua các bài khởi động và giãn cơ sau tập: Hãy khởi động nhẹ nhàng và kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn cơ bắp để ngăn ngừa căng cơ.
Thậm chí những bước nhỏ cũng quan trọng. Kết hợp vận động vào cuộc sống hàng ngày, dù là đi bộ quãng ngắn hay khởi động giãn cơ nhẹ nhàng đều vô cùng hữu ích đối với quá trình phục hồi và sức khỏe tổng quát.
Mẹo nhỏ: Xây xựng thói quen tập thể dục toàn diện và đa dạng. Kết hợp tập aerobic và sức bền để đạt lợi ích sức khỏe tối đa, đồng thời tập trung hơn vào tính nhất quán và an toàn khi tập luyện.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN | Cuộc sống sau điều trị ung thư, Tập thể dục |
GẮN THẺ | cancer treatments, các tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư, ung thư và tập luyện |
ĐƯỢC PHÁT HÀNH | 01 Tháng Ba 2025 |