Ăn uống hợp lý trong mùa lễ hội

Đóng góp bởi: Chloe Ong

Tết Nguyên Đán (CNY) là dịp chúng ta được thưởng thức các món ăn phong phú, từ món Yusheng – gỏi cá của sự may mắn cho đến những bữa tối đoàn tụ ấm áp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên hữu ích để ăn uống hợp lý trong mùa lễ hội sắp tới!

Tết Nguyên Đán (CNY) còn được gọi là “Lễ hội mùa xuân” hoặc “Tết m Lịch”, đây được xem là ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Hàng năm, người dân địa phương sẽ đổ xô đến các cửa hàng khắp toàn quốc để mua sắm đồ Tết như là thịt khô bak kwa, bánh dứa và bánh quế.

Khi nói đến đồ ăn ngon, hầu hết mọi người đều không ngần ngại chi tiền để tận hưởng, nhưng ít ai nhận ra việc này cũng góp phần gây hại môi trường. Vì thế khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta cần phải chú ý đến yếu tố môi trường. Dưới đây là một số cách giúp mọi người duy trì ăn uống lành mạnh để chuẩn bị đón ngày lễ Tết.

Sustainable Eating: Tips for Chinese New Year

  1. Tìm kiếm nguyên liệu thực phẩm bền vững
  2. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong ăn uống bền vững là lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu thực phẩm được sản xuất tại địa phương thì sẽ có lượng khí carbon thải ra trong quá trình vận chuyển và bảo quản (làm lạnh, v.v.) thấp hơn. Ngoài ra chúng ta còn có thể mua được thực phẩm tươi mới hơn và rẻ hơn từ các đơn vị cung cấp thực phẩm ở địa phương.

  3. Ăn nhiều rau củ và ăn ít thịt
  4. Ngược lại với canh tác trồng cây, chăn nuôi và vận chuyển động vật thường tiêu tốn rất nhiều tài nguyên như: thức ăn, nước, đất và năng lượng gây tổn hại nặng nề cho môi trường.

    Trong mùa lễ hội sắp tới, chúng ta có thể cân nhắc thay thế một món thịt bằng món đậu phụ hoặc nấm, thay đổi này sẽ thân thiện hơn với môi trường mà còn bổ sung protein và tốt cho tim mạch.

  5. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
  6. Thực phẩm chế biến sẵn có vẻ là một lựa chọn tiện lợi vì chúng là các loại thịt đã cắt và chế biến sẵn. Tuy nhiên quá trình sản xuất và đóng hộp loại thực phẩm này lại sinh ra rất nhiều khí thải.

    Chúng ta cũng biết rằng hầu hết thực phẩm chế biến sẵn đều không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, muối nitrit/nitrat thêm vào thịt chế biến sẵn cùng với các chất phụ gia khác như bột ngọt và chất tạo màu. Những gia vị này có thể gây hại cho cơ thể.

    Khi mua sắm đồ Tết, hãy hạn chế mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt khô, lạp xưởng và thịt vịt ngâm. Thay vào đó, hãy cân nhắc khám phá các lựa chọn thay thế như bánh men đậu.

  7. Hạn chế sử dụng bao bì đựng thực phẩm
  8. Bao bì thực phẩm không thể tái chế như nhựa và xốp thường mất nhiều năm để phân hủy, góp phần tích tụ chất thải tại các bãi chôn lấp rác. Hóa chất từ vật liệu đóng gói như mực và thuốc nhuộm có thể thẩm thấu vào mạch nước ngầm và lòng đất gây hại cho hệ sinh thái xung quanh.

    Để hạn chế tiêu thụ bao bì đóng gói, chúng ta có thể mua trái cây và rau quả tươi không cần thêm bao bì ngoài và dồn nhiều món trong một túi. Ngoài ra, chúng ta còn có thể mang theo túi và hộp có thể tái sử dụng, hoặc chọn loại bao bì có thể phân hủy sinh học, tái sử dụng hoặc làm từ vật liệu tái chế để giảm thiểu lượng khí thải carbon.

  9. Hạn chế lãng phí thức ăn
  10. Vào năm 2021, chúng ta đã tạo ra khoảng 813 triệu kg rác thực phẩm. Xem xét việc Singapore nhập khẩu hơn 90% nguồn cung cấp thực phẩm chỉ để vứt đi một phần lớn, tình trạng lãng phí thực phẩm không chỉ lãng phí về mặt kinh tế mà còn không bền vững về môi trường.

    Điều đầu tiên chúng ta nên làm trong nỗ lực giảm lãng phí thực phẩm là lên kế hoạch trước. Đảm bảo danh sách khách mời cùng với việc lên kế hoạch số lượng món ăn phù hợp phải là ưu tiên hàng đầu trong danh sách việc cần làm trước khi Tết đến. Lập kế hoạch trước sẽ không loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, nhưng chắc chắn sẽ giảm được lượng lãng phí.

    Chúng ta cũng có thể khám phá việc tái chế các thành phần để sử dụng hầu hết các phần thực phẩm mà lẽ ra sẽ bị vứt đi dưới dạng thức ăn thừa.

Cùng tiến tới một tương lai bền vững

Chúng ta ai cũng đều mong chờ ngày Tết đến để được thỏa thích ăn uống các món ăn ngon, nhưng lại không nghĩ đến những tác hại làm ô nhiễm môi trường trong thói quen ăn uống.

Ăn uống lành mạnh ngày Tết không phải là hy sinh tất cả niềm vui và truyền thống ăn lễ mà mỗi người chúng ta có thể bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ trong lựa chọn thực phẩm ăn uống.

Thói quen lành mạnh này sẽ góp phần tạo nên một tương lai bền vững hơn và chúng ta vẫn tiếp tục tận hưởng không khí ngày Tết năm nay và cả nhiều năm nữa về sau. Hãy để thời điểm Tết Nguyên Đán năm nay trở thành thời điểm đổi mới cho cả gia đình và Trái đất nơi chúng ta gọi là mái nhà chung.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Dinh dưỡng
GẮN THẺ healthy food, chế độ ăn và dinh dưỡng cho người mắc ung thư, lối sống lành mạnh, thực phẩm và nấu ăn lành mạnh
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 THÁNG GIÊNG 2024