Dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư như thế nào

Đóng góp bởi: Gerard Wong

Vì ung thư là một căn bệnh phức tạp ảnh hưởng đến các bệnh nhân theo cách khác nhau, các tuyên bố rằng bất kỳ một loại thực phẩm hoặc siêu thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư thường là đơn giản hóa thái quá, bác sĩ dinh dưỡng Gerard Wong giải thích.

Các loại thực phẩm như măng cụt và mãng cầu xiêm thường có đặc tính kháng viêm hoặc chống tăng sinh chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu còn hạn chế về lợi ích trong việc ngăn ngừa ung thư.

Mặc dù phổ biến nhưng những siêu thực phẩm này - tức là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho sức khỏe - không nên thay thế chế độ ăn uống, và thay vào đó nên được xem như một phương pháp bổ sung để giảm nguy cơ bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Như với bất kỳ loại thực phẩm nào khác, nên ăn điều độ và đi kèm với chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh để có sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Béo phì và nguy cơ ung thư

Chúng ta biết rằng thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh ung thư. Tỷ lệ béo phì gia tăng và mức độ hoạt động thể chất giảm ở các đô thị đã trở thành nguyên nhân gây lo ngại vì những thay đổi lối sống này đồng thời với nguy cơ gia tăng các bệnh mạn tính bao gồm ung thư, bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường tuýp 2,vv..

Kiểu này thấy rõ ở Đông Nam Á, nơi đã chứng kiến xu hướng đi lên của các nước phát triển với dân số thừa cân đang gia tăng dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 27. Malaysia đứng đầu danh sách với BMI trung bình là 44,2, tiếp theo là Thái Lan ở 32,2 và Singapore là 30,2.

Tuy nhiên, trong khi giữ BMI trong phạm vi khỏe mạnh là điều quan trọng, thì phân bổ trọng lượng cơ thể cũng trở nên quan trọng không kém trong việc xác định nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Ví dụ, những người có thân hình 'quả táo' với chất béo tập trung xung quanh cơ hoành có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạn tính hơn so với những người có trọng lượng cơ thể phân bố đều hơn. Một cách dễ dàng để xác định số đo trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là đo chu vi vòng eo; Đàn ông và phụ nữ châu Á có vòng eo lần lượt là <90 cm và <80 cm nằm trong phạm vi phân bổ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Duy trì cân nặng hợp lý

Khi nói đến việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, đó là sự cân bằng tốt giữa những gì 'vào' về lượng calo tiêu thụ và những gì 'ra' về hoạt động thể chất và lượng calo bị đốt cháy.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói về việc giảm cân hướng tới chỉ số BMI khỏe mạnh để ngăn ngừa ung thư, thì có một phương pháp cân bằng là giảm các loại thực phẩm giàu năng lượng. Đó là chỉ cần thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, giảm lượng carbohydrate tinh chế và chọn loại protein ít chất béo hơn.

Mặc dù hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ bệnh tật và tăng cường sức khỏe tinh thần, nhưng việc giảm cân chỉ có thể đạt được nếu chúng ta hạn chế calo trong chế độ ăn và thay đổi lối sống năng động hơn. Đặc biệt là khi lối sống ít vận động trở nên phổ biến hơn với quá trình hiện đại hóa và làm việc tại nhà trở thành tiêu chí của nhiều người.

Chế độ ăn và phòng chống ung thư

Theo Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới, một phần ba các loại ung thư phổ biến nhất có thể được ngăn ngừa bằng lối sống lành mạnh. Một số khuyến nghị ngăn ngừa ung thư bao gồm:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất
  • Giảm lượng thực phẩm nhiều năng lượng
  • Tăng lượng thức phẩm từ thực vật
  • Giảm ăn thịt đỏ
  • Giảm uống rượu
  • Giảm lượng muối ăn vào

Khoảng 10% trường hợp ung thư ruột có thể ngăn ngừa bằng cách giảm lượng thịt đỏ, không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín và không ăn thịt đã chế biến sẵn.

Giảm lượng muối ăn vào cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và huyết áp cao bằng cách chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn, chế biến thực phẩm từ đầu với các loại gia vị và thảo mộc để tạo hương vị, và hạn chế đồ ăn vặt có muối và thực phẩm chế biến sẵn.

cân bằng năng lượng

Thông điệp cần nhớ

Tóm lại, thừa cân hoặc béo phì là một trong nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh mạn tính trong đó có ung thư. Khái niệm duy trì cân bằng năng lượng thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống tích cực và tăng cường các hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật một cách lâu dài.

Không có thực phẩm 'tốt' hoặc 'xấu'; duy trì sức khỏe tổng thể bao gồm có kiến thức về thực phẩm, kiểm soát khẩu phần, cũng như đưa ra các lựa chọn lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống và thay đổi lối sống tích cực về lâu dài. Những thay đổi lớn bắt đầu từ những bước nhỏ, nhưng những bước nhỏ này sẽ đưa bạn tiến xa trên hành trình để có một sức khỏe tốt hơn.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Dinh dưỡng, Phòng ngừa Ung thư
GẮN THẺ béo phì và ung thư, chế độ ăn và dinh dưỡng cho người mắc ung thư, lối sống lành mạnh, ngăn ngừa ung thư, quản lý cân nặng, thực phẩm và nấu ăn lành mạnh, ung thư dạ dày
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 Tháng Bảy 2022