Câu chuyện y tá ung thư: Tìm kiếm một tiếng gọi đích thực


Tìm kiếm tiếng gọi cuộc đời

Huang Jing không có ý định làm y tá, nhưng hãy xem những gìđã giúp bệnh nhân lại làm thay đổi quyết định của mình.

Điều dưỡng không phải là sự lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của cô Huang Jing.

Trên thực tế, cô thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến nó - cho đến ngày có kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc và phá tan giấc mơ trở thành kế toán của cô.

Cô cần phải nhanh chóng  suy nghĩ lại về lựa chọn cuộc sống của mình.

Chú của cô khuyên cô trở thành y tá nhưng bố mẹ cô lại nghi ngờ về con mình. Ở nhà, bố mẹ tôi luôn nuông chiều tôi, cô Huang (33 tuổi) nói. Bố tôi hỏi tôi rằng tôi có chắc mình có thể làm y tá không vì tôi sẽ phải cắt móng tay cho bệnh nhân, cho họ ăn và tắm rửa cho họ.

Nhưng cô chỉ có vài lựa chọn, nên cô Huang đã chọn ngành điều dưỡng. “Tôi đã đi vào ngành này với tâm lý rằng sau khi tôi tốt nghiệp, tôi vẫn có thể đi làm việc ở các lĩnh vực khác”.

Nhưng trải nghiệm trong suốt khóa học đã thay đổi hoàn toàn thái độ của cô đối với nghề nghiệp. Trong năm học cuối cùng, nơi cô đã gắn bó trong một bệnh viện đa khoa ở thị trấn Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cô chắc chắn đã tìm thấy tiếng gọi của mình.

“Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng những gì tôi đang làm là điều thực sự tốt. Tôi có thể thấy tác động tích cực của tôi tới cuộc sống của người khác”, cô cho hay.

Cô Huang nhớ lại một cặp vợ chồng già, nơi người vợ đến thăm người chồng bị bệnh mỗi ngày mà không mất hy vọng. Bà dành cả ngày bên cạnh ông, đọc sách cho  ông và chăm sóc ông. “Tình yêu giữa họ thực sự làm tôi cảm động rất nhiều”, cô nói.

Sau bốn năm làm việc tại khoa nội tiết tại một bệnh viện Vũ Hán, nơi cô xử lý chủ yếu bệnh nhân tiểu đường, cô Huang quyết định xin việc tại Parkway Pantai ở Singapore để được tiếp xúc ở một quốc gia tiến bộ hơn về mặt y tế.

Cô là một trong những nhân viên y tế đầu tiên bắt đầu ở Bệnh viện Mount Elizabeth Novena khi nó được khai trương vào tháng 5 năm 2012.

Khởi nghiệp là một y tá nội trú đa khoa, cô Huang được đề cử tiếp tục học chuyên sâu  vào năm 2014. Ban đầu, cô nghĩ đến việc học Văn bằng Điều dưỡng nâng cao (Phẫu thuật), thay vào đó, cô Huang quyết định chuyên về ung thư, từ lời khuyên của sếp mình, bởi có nhiều nhu cầu hơn trong lĩnh vực này.

Cô Huang cũng có lý do cá nhân khi chọn chuyên khoa ung thư. Ông của cô đã chết vì ung thư ngay trước khi cô rời đi làm việc tại Singapore.

Cả gia đình tôi đều không biết cách đối phó và không thể chấp nhận sự thật. Chúng tôi không biết làm thế nào để đối phó với những cảm xúc và câu hỏi phát sinh từ thử thách này như “Tại sao phải là ông ấy? Tại sao ông ấy rời bỏ chúng tôi trong một thời gian ngắn như vậy?” và “Tại sao ung thư không thể được phát hiện sớm hơn?”.

Sau khi hoàn thành khóa học tám tháng tại Đại học Bách khoa Nanyang vào tháng 5 năm 2016, cô trở lại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và làm việc tại khoa huyết học trước khi chuyển sang khoa ung thư vào đầu năm ngoái.

Nhiệm vụ hàng ngày của cô hiện nay bao gồm kiểm tra sức khỏe cơ bản cho bệnh nhân trước khi họ gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư, hỗ trợ bệnh nhân chuẩn bị xạ trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, và thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc điều dưỡng khác liên quan đến xạ trị.

Bệnh nhân đến xạ trị chủ yếu là những người tự đi lại được, cô nói, và điều đó giúp cô có thêm thời gian để nói chuyện với họ và giải quyết những lo lắng của họ. “Họ vẫn có thể đi bộ và khá độc lập, nhưng về mặt tinh thần, họ đang chịu đựng. Vì vậy, thật tốt khi tôi có thể dành nhiều thời gian nói chuyện với họ để cho họ niềm tin và giúp họ chống chọi với căn bệnh.”

Tuy nhiên, cô cũng thấy rất nhiều bệnh nhân đã gục ngã trước căn bệnh ung thư. Khi được hỏi về cách cô đối mặt với mọi chuyện, cô Huang nói: “Tôi thực sự thấy rất buồn, nhưng điều đó cũng dạy tôi biết trân trọng những người thân yêu và mỗi ngày tôi có”.

“Tôi cũng cố gắng lan tỏa tới mọi người về sự biết ơn những thứ mà họ đang có. Họ luôn phàn nàn về mọi thứ nhưng họ không nhận ra rằng có những người chẳng còn ngày mai để mong chờ".

Cô Huang cũng đã gặp một vài bệnh nhân trẻ tuổi và khá thân thiết với họ. “Có một người phụ nữ tầm tuổi tôi và cô ấy nhớ tên tôi sau lần đầu tiên tôi tự giới thiệu”, cô nói.

Khi biết bệnh nhân đã được nhập viện, cô đã đến thăm bệnh nhân vào thời gian riêng của mình. Và khi bệnh nhân chuẩn bị qua đời, mẹ bệnh nhân đã gọi cho cô Huang để gặp cô ấy trước khi cô qua đời.

Khả năng sống tích cực đã giúp cô rất nhiều trong công việc - không chỉ mang lại sự tích cực cho bệnh nhân mà còn cho chính bản thân mình. “Thay vì sống trong nỗi buồn, tôi luôn cố gắng sống và hít thở hạnh phúc mỗi ngày”, cô nói.

Ben Tan

GẮN THẺ kinh nghiệm với bệnh nhân ung thư, suy nghĩ tích cực về ung thư, xạ trị, y tá chuyên ung thư
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 15 Tháng Tám 2019