Căng thẳng và tuyệt vọng: Các dấu hiệu cảnh bảo và việc kiểm soát


Mỗi người chúng ta ai cũng phải trải qua thời kỳ căng thẳng, nhất là khi cuộc sống còn biết bao bộn bề cần lo toan. Cô Tan Hui Ping, chuyên gia tư vấn cấp cao, y tế tương cận cùng chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết cơ thể đang căng thẳng và gợi ý một số cách để kiểm soát tình trạng này.

Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các sự việc trong cuộc sống, đặc biệt là những tình huống khó khăn hoặc áp lực.

Mặc dù làm kiệt quệ về tinh thần, cảm xúc và thể chất, nhưng căng thẳng không hoàn toàn tiêu cực. Chẳng hạn, được thăng chức hoặc học một môn học mới ở trường có thể gây căng thẳng những lại là động lực tích cực thúc đẩy bản thân phát triển.

Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng cuộc sống cá nhân, công việc, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống của bạn.

Khi cường độ căng thẳng vượt quá khả năng kiểm soát của bạn trong một thời gian dài, bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng và tuyệt vọng

Chúng ta thường cho rằng những tác nhân gây căng thẳng chính là suy nghĩ bi quan. Tuy nhiên, những vấn đề đòi hỏi yêu cầu quá giới hạn bản thân và tình huống mơ hồ đều có thể gây căng thẳng, chẳng hạn như lên kế hoạch cho một chuyến du lịch nước ngoài, chào đón em bé sắp chào đời, mất việc hoặc chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Cảm giác đau khổ dần xuất hiện khi những tác nhân gây căng thẳng làm dâng trào cảm xúc tiêu cực nghiêm trọng, kéo dài hoặc cả hai, chẳng hạn như mất mát tài chính, suy sụp sức khỏe hoặc đối diện với cái chết.

Trải nghiệm về căng thẳng khác nhau ở mỗi người, vì nó phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm thế giới quan của từng người, niềm tin, thái độ và khả năng đánh giá và phản ứng với các tình huống khác nhau. Như vậy, danh sách các nguyên nhân có thể dẫn đến căng thẳng cho một người là vô tận vì chúng cũng đa dạng như con người.

Các dấu hiệu cảnh báo căng thẳng

Căng thẳng thầm lặng xuất hiện mà không ai hay biết, đặc biệt là khi tình trạng này ảnh hưởng đến bạn hàng ngày. Khi cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, việc chịu đựng căng thẳng liện tục dần bị bình thường hóa. Do đó, phát hiện ra các dấu hiệu phổ biến báo động căng thẳng là vô cùng quan trọng:

Dấu hiệu thể chất

  • Đau nhức
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi mạn tính
  • Dễ ốm hơn (ví dụ: cảm lạnh, ho)
  • Tăng hoặc sụt cân thấy rõ

Dấu hiệu nhận thức

  • Hay quên
  • Khả năng tập trung kém
  • Đầu óc trình trệ
  • Suy nghĩ dồn dập
  • Khó tổ chức và ra quyết định

Dấu hiệu hành vi

  • Khóc trong vô thức
  • Bức rứt, bồn chồn hoặc lo lắng
  • Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Uống rượu hoặc hút thuốc quá mức
  • Thu mình với xã hội

Dấu hiệu cảm xúc

  • Buồn bã
  • Khó chịu hoặc bực tức
  • Sợ hãi hoặc lo lắng
  • Quá tải
  • Động lực hoặc năng lượng thấp
  • Cô đơn, vô vọng

Kiểm soát căng thẳng và tuyệt vọng

Căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi học được cách xác định các tác nhân gây ra căng thẳng và tìm cách kiểm soát sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân bạn.

KIểm soát căng thẳng bằng cách thực hành 4 điều sau:

  • Tránh tác nhân gây ra căng thẳng

    Bạn có thể hạn chế những căng thẳng không cần thiết bằng cách tránh xa những người và môi trường khiến bạn khó chịu. Thông qua việc xác định các tác nhân và thiết lập ranh giới trong cuộc sống cá nhân, công việc của bạn, những tác nhân này có thể bị loại bỏ dần.

  • Thay đổi tình huống

    Nếu bạn không thể tránh khỏi một tình huống căng thẳng, hãy thay đổi nó. Điều này liên quan đến việc thay đổi cách tiếp cận của bạn khi xử lý tình huống căng thẳng. Bày tỏ cảm xúc và trao đổi mối quan tâm của bạn để không phải bực tức và giảm bớt căng thẳng. Cần ưu tiên những việc quan trọng trước để căng thẳng không thể làm phiền bạn nữa.

  • Dung hòa với tác nhân gây căng thẳng

    Nếu bạn không thể thay đổi một tình huống căng thẳng, hãy thích nghi với nó bằng cách thay đổi góc nhìn. Khi quan sát tổng thể và điều chỉnh kỳ vọng cũng như thái độ bản thân, bạn có thể ứng phó với các tình huống căng thẳng một cách hiệu quả hơn.

  • Chấp nhận những điều không thể thay đổi

    Có một số tác nhân gây ra căng thẳng không thể ngăn chặn hoặc thay đổi. Trong những trường hợp như vậy, cách tốt nhất để đối phó với căng thẳng là chấp nhận những gì không thể kiểm soát được. Tập trung vào những việc trong tầm với, tìm kiếm điểm tốt trong những thách thức lớn, hài lòng với cuộc sống và ở cùng những người luôn ủng hộ mình sẽ xoa dịu đi những căng thẳng trong lòng bạn.

Tương tự như nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra căng thẳng cho từng người cụ thể, ta cũng có những cách khác nhau để kiểm soát căng thẳng. Để tìm kiếm những nhân tố phù hợp với bạn và cơ thể tuy sẽ cần rất nhiều kiên nhẫn, nhưng sẽ giúp ích cho sức khỏe về lâu dài.

6 easy ways to manage stress

Khi nào bạn cần giúp đỡ

Mặc dù có nhiều cách để kiểm soát căng thẳng, nhưng sẽ có lúc căng thẳng trở nên quá tải và vượt quá khả năng xử lý của bản thân. Do đó, điều quan trọng là phải biết được giới hạn của bản thân và khi nào bạn cần trợ giúp từ chuyên gia.

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu cảnh báo căng thẳng trong thời gian dài và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng bản thân gặp phải. Họ có thể cung cấp một số giải pháp để kiểm soát căng thẳng và giúp bạn tiếp tục sinh hoạt như bình thường.

Căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt là những vấn đề phổ biến mà hầu hết chúng ta gặp phải hàng ngày, và bạn không hề đơn độc trên hành trình này. Hãy luôn nhớ rằng bạn luôn có thể tìm kiếm giúp đỡ và cần được giúp đỡ là không bao giờ sai.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Sức khỏe tâm lý
GẮN THẺ căng thẳng và ung thư, lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực về ung thư, ung thư và tập luyện
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 Tháng Chín 2022