Tổng quan

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) phát triển trong các mô tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước bằng quả óc chó thuộc cơ quan sinh dục nam, nằm bên dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Tuyến tiền liệt bao quanh một phần niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang). Ngoài ra còn có hai cặp tuyến nhỏ được gọi là túi tinh nằm ở vị trí mặt sau của tuyến tiền liệt. Vai trò chính của tuyến tiền liệt và túi tinh là tiết ra chất dịch để hình thành tinh dịch.

prostate cancer infographic

Các loại bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt được phân nhóm dựa trên loại tế bào hình thành ung thư. Dạng ung thư tuyến tiền liệt phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, phát sinh từ các tế bào tuyến ở tuyến tiền liệt có vai trò tạo ra chất dịch để hình thành tinh dịch. Ung thư biểu mô tuyến chiếm hơn 95% ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt nguyên phát1. Các ca bệnh còn lại là các khối u hiếm gặp như: ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, u thần kinh nội tiết và u sarcom.

Nhiều loại ung thư tuyến tiền liệt chỉ khu trú tại tuyến tiền liệt và phát triển chậm mà không gây tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, những loại khác có độ ác tính cao và xâm lấn nhanh chóng.

Mức độ phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Singapore. Số ca bệnh ung thư vẫn gia tăng dần trong 50 năm qua, một phần do dân số già đi và sự ra đời của xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) (xét nghiệm máu đo mức PSA cao trong ung thư tuyến tiền liệt)2. Tin tốt là mặc dù con số thống kê tăng cao hơn nhưng ung thư tuyến tiền liệt lại có tỷ lệ tử vong khá thấp trong số tất cả các bệnh ung thư.

Người ta tin rằng khoảng 80% nam giới đến độ tuổi 80 sẽ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt3. Vì hầu hết các trường hợp ung thư đều phát triển chậm và không biểu hiện triệu chứng, nên đa số bệnh nhân thường tử vong vì các bệnh lý khác do tuổi già trước khi phát hiện mình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân & Triệu chứng

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện khi các tế bào ở tuyến tiền liệt bị biến đổi (đột biến) DNA khiến các tế bào trở nên bất thường và phát triển thành khối u. Nguyên nhân chính xác gây ra đột biến vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Đôi khi bác sĩ cũng không thể lý giải được vì sao có người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt còn người khác thì không. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm4:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt càng tăng lên khi cơ thể già đi. Khoảng 65% trường hợp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở nhóm từ 65 tuổi trở lên3.
  • Chủng tộc: Tuy lý do không rõ ràng nhưng người Da đen có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với các chủng tộc khác. Họ cũng có xu hướng mắc các dạng ung thư tuyến tiền liệt có độ ác tính cao hơn hoặc tiến triển nhanh.
  • Tiền sử gia đình: Nếu một người có quan hệ huyết thống, chẳng hạn như ông, cha, chú hoặc anh trai, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì bạn có thể có nguy cơ tăng lên gấp hai đến ba lần5. Nguy cơ ung thư thậm chí còn cao hơn đối với nam giới có người thân bị mắc bệnh ung thư, đặc biệt nếu người thân của họ mắc bệnh ung thư khi còn trẻ6. Ngoài ra, tiền sử gia đình có đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú (BRCA1 hoặc BRCA2) hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú cũng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt4.
  • Béo phì: Mối quan hệ thực tiễn giữa béo phì và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt vẫn có phần chưa rõ ràng, và các nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Tuy vậy điểm chung của các nghiên cứu chính là bệnh nhân béo phì có xu hướng mắc dạng ung thư tuyến tiền liệt có độ ác tính cao hơn và cũng có nhiều khả năng tái phát bệnh sau lần điều trị đầu tiên4.

Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là sẽ mắc bệnh ung thư. Nhiều người có các yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ bị ung thư, trong khi một số người không có nguy cơ lại mắc ung thư.

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng và có nhiều khả năng bệnh được phát hiện thông qua các xét nghiệm tầm soát trước khi các triệu chứng xuất hiện. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm4,7:

  • Khó tiểu - khó khăn khi bắt đầu tiểu, khó tiểu hết hoàn toàn, dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn ("lắt nhắt"), đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm)
  • Có máu trong nước tiểu
  • Có máu trong tinh dịch
  • Đau xương - thường cảm thấy quanh xương chậu, lưng và hông
  • Sụt cân bất thường
  • Rối loạn cương dương (Khó cương cứng)

Các tình trạng bệnh lý tuyến tiền liệt khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Khi nam giới già đi, tuyến tiền liệt sẽ phát triển to hơn và chèn ép niệu đạo hoặc bàng quang, gây khó khăn khi tiểu tiện hoặc sinh hoạt tình dục. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng dai dẳng để được kiểm tra chuyên sâu.

Chẩn đoán & Đánh giá

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Nếu có nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt dựa trên kết quả xét nghiệm tầm soát hoặc triệu chứng, bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm để xác định chẩn đoán4,7:

  • Khám lâm sàng: là khám trực tràng kỹ thuật số, thủ thuật được thực hiện tại giường bệnh và bác sĩ sẽ đưa một ngón tay đeo găng, được bôi trơn vào trực tràng để cảm nhận tuyến tiền liệt xem có bất kỳ khu vực bất thường nào không.
  • Chỉ số kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): PSA là một protein được các tế bào tuyến tiền liệt bình thường sản sinh với số lượng nhỏ, nhưng các tế bào ung thư tuyến tiền liệt sẽ sản sinh số lượng protein lớn hơn. Khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tăng khi nồng độ PSA tăng, nhưng không có mức giới hạn nào có thể xác định chính xác có hay không có ung thư tuyến tiền liệt8. Sau khi chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, nồng độ PSA có thể được sử dụng cùng với kết quả kiểm tra trực tràng kỹ thuật số và cấp độ của khối u (được xác định trên sinh thiết, được mô tả bên dưới) để giúp quyết định xem có cần xét nghiệm thêm (chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp xương) hay không. Làm xét nghiệm lại nồng độ PSA trong và sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt rất hữu ích như một chỉ báo về mức độ hiệu quả của việc điều trị và theo dõi khả năng tái phát của ung thư sau khi điều trị.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt: Bác sĩ có thể cần lấy mẫu tế bào (sinh thiết) từ tuyến tiền liệt để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Sinh thiết qua trực tràng là lấy mẫu mô từ tuyến tiền liệt bằng cách đưa một cây kim mỏng qua trực tràng và vào tuyến tiền liệt. Thủ thuật này thường được thực hiện cùng với siêu âm hoặc MRI để giúp hướng kim vào khối u. Sau đó, mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem có tế bào ung thư hay không.
  • Siêu âm qua trực tràng: Siêu âm sử dụng sóng âm để hình dung ra tuyến tiền liệt và thường được sử dụng nhất trong quá trình sinh thiết để hướng kim vào phần tuyến tiền liệt nơi nghi ngờ có khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần chụp MRI để tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về tuyến tiền liệt và các cấu trúc xung quanh.

Quy trình chẩn đoán ung thư trực tràng?

Sau khi ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm để xác định mức độ (giai đoạn) bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt lây lan thường xuyên nhất đến xương hoặc các hạch bạch huyết khác bên ngoài xương chậu. Nó ít có khả năng lây lan đến gan hoặc các cơ quan khác. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Các chụp chiếu xác định giai đoạn bệnh: Đánh giá giai đoạn bệnh bao gồm xạ hình xương, chụp PSMA-PET, chụp PET-CT hoặc MRI để xem mức độ lan rộng của ung thư, và nếu có thì lan đến bộ phận nào của cơ thể. Trong ung thư tuyến tiền liệt , các chụp chiếu đánh giá giai đoạn có thể không cần làm trừ khi xuất hiện các triệu chứng hoặc dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng, chẳng hạn như đau xương, chỉ số PSA cao hoặc điểm Gleason cao (được mô tả thêm bên dưới)7.
  • Xét nghiệm bộ gen: Xét nghiệm bộ gen phân tích các tế bào ung thư tuyến tiền liệt để xác định những đột biến gen (biến đổi) cụ thể. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định tốc độ phát triển và mức độ lây lan của ung thư. Xét nghiệm gen thường không cần thiết trong đa số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, nhưng xét nghiệm này sẽ cung cấp thêm thông tin để đưa ra quyết định điều trị trong một số ca bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt được phân loại theo hệ thống Gleason, hệ thống này mô tả mức độ bất thường của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi (từ cấp độ 1 là các tế bào trông giống tế bào tuyến tiền liệt bình thường, đến cấp độ 5 là các tế bào ung thư rất bất thường) và khả năng lan rộng8. Vì ung thư tuyến tiền liệt có các vùng ung thư với nhiều cấp độ khác nhau, nên cấp độ sẽ được tính cho 2 vùng mà ung thư xâm lấn rộng nhất. 2 điểm này được cộng lại với nhau tạo ra điểm số Gleason7:

  • Điểm Gleason từ 6 trở xuống cho thấy bệnh ung thư ở cấp độ thấp hoặc độ ác tính thấp.
  • Điểm Gleason là 7 cho thấy bệnh ung thư ở cấp độ trung bình
  • Điểm Gleason từ 8 trở lên cho thấy bệnh ung thư cấp độ cao, có nhiều khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng.

Điểm Gleason và chỉ số PSA kết hợp cùng nhau để xác định giai đoạn (mức độ) của bệnh ung thư tuyến tiền liệt7:

  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ nằm ở tuyến tiền liệt. Điểm Gleason từ 6 trở xuống, PSA dưới 10ng/ml.
  • Giai đoạn II: Ung thư tiến triển hơn giai đoạn I nhưng chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Điểm Gleason 6-8, PSA dưới 20ng/ml.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các túi tinh, các mô hoặc cơ quan lân cận, chẳng hạn như trực tràng, bàng quang hoặc thành chậu. Giai đoạn này còn được gọi là “ung thư tuyến tiền liệt tiến triển cục bộ”.
  • Giai đoạn IV: Ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Giai đoạn này còn được gọi là “ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển”.

Điều trị

Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Chỉ định điều trị ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau7:

  • Tốc độ phát triển của ung thư.
  • Giai đoạn bệnh ung thư (chỉ số PSA, điểm Gleason, mức độ ung thư ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và liệu ung thư có lan sang những nơi khác trong cơ thể hay không).
  • Tuổi tác, sức khỏe tổng quát và tình trạng điều trị các bệnh lý khác nếu có.
  • Những lợi ích và tác dụng phụ tiềm tàng của việc điều trị.
  • Theo yêu cầu của bệnh nhân.
  • Ung thư vừa được chẩn đoán hoặc tái phát (bệnh quay trở lại).

Các lựa chọn điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm4,5,7,9:

  • Theo dõi bệnh tích cực:Trong một số trường hợp, vì ung thư tuyến tiền liệt có thể mất nhiều năm để phát triển và việc điều trị có rủi ro nên bác sĩ sẽ chọn phương án chỉ theo dõi khối u thay vì điều trị ngay. Phương pháp này được gọi là "theo dõi tích cực". Đây là một lựa chọn trong trường hợp ung thư không gây ra triệu chứng, tốc độ phát triển rất chậm và chỉ khu trú ở một vùng nhỏ trong tuyến tiền liệt. Phương pháp này cũng được xem xét cho những bệnh nhân đang có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác hoặc bệnh nhân cao tuổi, sức khỏe yếu, không dung nạp các phương pháp điều trị. Trong quá trình theo dõi tích cực, xét nghiệm máu, khám trực tràng, sinh thiết hoặc chụp chiếu tuyến tiền liệt được thực hiện đều đặn để theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh ung thư. Việc điều trị có thể bắt đầu nếu các xét nghiệm cho thấy bệnh ung thư đang tiến triển.
    • "Theo dõi tích cực” là một lựa chọn hợp lý dành cho một số bệnh nhân nam mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, như bệnh nhân lớn tuổi không có triệu chứng nhưng có tuổi thọ ngắn vì cao tuổi hoặc mắc nhiều bệnh nền. Thận trọng chờ đợi bao gồm lịch trình theo dõi ít ​​chuyên sâu hơn và ít xét nghiệm hơn so với giám sát tích cực, với việc điều trị chỉ được xem xét khi có các triệu chứng."

  • Phẫu thuật: Ung thư chưa lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt thường được điều trị và có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, mô xung quanh và túi tinh được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn.
    • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn có thể tiến hành thông qua phương pháp mổ nội soi, chỉ cần một vài vết rạch nhỏ (đường cắt) ở bụng và luồn các dụng cụ phẫu thuật qua vết mổ vào bên trong để cắt bỏ tuyến tiền liệt và các mô lân cận. Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật robot và bác sĩ sẽ điều khiển cánh tay robot để thực hiện phẫu thuật (được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt bằng robot).
    • Tác dụng phụ tiềm ẩn của phẫu thuật bao gồm: tiểu không tự chủ (không thể kiểm soát hoạt động tiểu tiện) và rối loạn chức năng cương dương (khó cương cứng). Nếu có nghi ngờ rằng ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, trước tiên bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành nạo vét hạch (được gọi là bóc tách hạch vùng chậu). Các mẫu hạch được gửi đến phòng thí nghiệm và phân tích vi thể. Nếu tế bào ung thư được tìm thấy trong hạch, phương án phẫu thuật sẽ ngưng lại vì tình trạng ung thư giờ đây khó có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật và việc cắt bỏ tuyến tiền liệt có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng10.

  • Xạ trị: sử dụng tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Các phương pháp điều trị xạ trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
    • Xạ trị ngoài (Xạ trị từ bên ngoài cơ thể): Xạ trị ngoài sử dụng máy chiếu tia bên ngoài cơ thể đưa tia xạ tới khối ung thư. phương pháp này thường được áp dụng điều trị đầu tiên dành cho các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ thấp. Trong những trường hợp như vậy, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có hiệu quả tương đương với phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn11. Phương pháp này cũng là một lựa chọn điều trị sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Đối với ung thư tuyến tiền liệt đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể như xương, xạ trị giúp làm chậm sự phát triển của ung thư và giảm nhẹ triệu chứng như đau đớn.
    • Xạ trị áp sát (Xạ trị bên trong cơ thể): Xạ trị áp sát là phương pháp đặt dụng cụ siêu nhỏ chứa thành phần phóng xạ vào mô tuyến tiền liệt của bệnh nhân để giải phóng lượng phóng xạ liều thấp trong thời gian dài. Đây là một lựa chọn điều trị trong trường hợp ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
    • Liệu pháp Proton: Liệu pháp xạ trị bằng chùm tia proton là một hình thức xạ trị ngoài, năng lượng cao hoàn toàn mới, sử dụng chùm tia proton (các hạt nhỏ mang điện tích dương) thay vì tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Các proton gần như không làm tổn thương các mô, thay vào đó chúng sẽ đi qua và giải phóng năng lượng chủ yếu ở vùng mục tiêu. Điều này có nghĩa là xạ trị chùm tia proton có thể chiếu nhiều tia xạ đến ung thư với liều lượng thấp và ít gây tổn hại cho các mô khỏe mạnh gần đó.

  • Liệu pháp tiêu điểm: Liệu pháp tiêu điểm là một phương pháp điều trị mới tập trung nhắm mục tiêu vào vùng tuyến tiền liệt có khối u, không giống như phẫu thuật và phần lớn các phương pháp xạ trị ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến tiền liệt:

    • Kỹ thuật cắt lạnh hoặc liệu pháp áp lạnh dành cho điều trị ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp này sẽ đông lạnh mô tuyến tiền liệt bằng khí lạnh và rã đông theo chu kỳ lặp đi lặp lại. Chu kỳ đóng băng và rã đông sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư và một số mô khỏe mạnh xung quanh.
    • Siêu âm tập trung cường độ cao (HIFU) sử dụng sóng siêu âm cường độ cao để tạo ra nhiệt và phá hủy mô tuyến tiền liệt.
    • Đốt cắt bằng laser khu trú sử dụng nhiệt độ cao nhắm mục tiêu khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt.

    Nhiều phương pháp điều trị liệt kê như trên vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ có thể áp dụng cho trường hợp ung thư khu trú ở tuyến tiền liệt. Những phương pháp điều trị này ít khả năng gây ra tác dụng phụ như rối loạn cương dương và tiểu không tự chủ12.

  • Liệu pháp hormone: Các tế bào ung thư tuyến tiền liệt dựa vào testosterone để giúp chúng phát triển. Liệu pháp hormone (còn được gọi là liệu pháp ức chế androgen) làm giảm mức độ testosterone khiến tế bào ung thư chết hoặc phát triển chậm hơn. Liệu pháp này có thể áp dụng sau phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư có đặc điểm nguy cơ cao. Liệu pháp hormone đơn thuần không chữa được ung thư tuyến tiền liệt và nhiều bệnh ung thư có thể sinh ra cơ chế kháng thuốc theo thời gian khi điều trị liệu pháp hormone13. Các lựa chọn điều trị của liệu pháp hormone bao gồm:

    • Thuốc ức chế testosterone: Một số loại thuốc [được biết đến là hormone giải phóng hormone luteinizing (LHRH) hoặc chất chủ vận và chất đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH)] làm giảm lượng testosterone do tinh hoàn tạo ra.
    • Thuốc ngăn chặn testosterone tiếp cận tế bào ung thư: Những loại thuốc này (được gọi là thuốc ức chế androgen) thường được dùng kết hợp với chất chủ vận LHRH.
    • Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: Việc cắt bỏ tinh hoàn (được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn) mục đích chính là làm suy giảm nồng độ testosterone trong cơ thể bệnh nhân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không giống như các lựa chọn dùng thuốc, lựa chọn này là vĩnh viễn và không thể đảo ngược.

  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc giúp tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Hóa trị không chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư nhưng có thể giúp kiểm soát tình trạng như thu nhỏ khối u và làm chậm sự phát triển của ung thư. Hóa trị thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn khi họ không còn đáp ứng với liệu pháp hormone.

  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại ung thư bắng cách biến đổi gen các tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân để tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt, hoặc sử dụng các loại thuốc giúp tế bào hệ thống miễn dịch xác định và tấn công các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch là một lựa chọn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển không còn đáp ứng với liệu pháp hormone.

  • Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu: Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự phát triển của ung thư bằng cách can thiệp vào các phân tử đặc biệt trong tế bào ung thư có liên quan đến tốc độ phát triển và lan rộng của khối u. Một số liệu pháp nhắm mục tiêu chỉ có tác dụng ở những người có đột biến gen cụ thể trong tế bào ung thư, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2. Phương pháp này thường áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển không còn đáp ứng với liệu pháp hormone hoặc ung thư tái phát sau khi điều trị.

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trước vô số phương pháp điều trị hiện có thì không sao hết. Nhiều bệnh nhân trong hoàn cảnh tương tự đều rất căng thẳng khi phải quyết định phương án điều trị và lo lắng rằng họ có thể chọn “sai”. Nhưng hãy yên tâm, hầu hết không có lựa chọn nào là tối ưu nhất. Hơn nữa, trừ khi ung thư đang tiến triển nhanh chóng hoặc có các đặc điểm đáng lo ngại khác, nếu không thì không cần phải điều trị khẩn cấp, vì vậy bệnh nhân có thể dành thời gian để cân nhắc cẩn thận các lựa chọn với bác sĩ điều trị và gia đình trước khi quyết định phương pháp phù hợp.12

Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Các yếu tố sau ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt1:

  • Giai đoạn (mức độ) bệnh ung thư.
  • Điểm Gleason.
  • Tuổi tác và sức khỏe của bệnh nhân.
  • Nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA).

Tỷ lệ sống sót trung bình của bệnh ung thư tuyến tiền liệt tại Singapore đã tăng từ 47% lên 89% trong 50 năm qua2. Phần lớn nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đều có kết quả điều trị tích cực, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao hơn 98% nếu được chẩn đoán ở Giai đoạn 1-314. Điều này có nghĩa là có khoảng 98 /100 nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.

AKhoảng 30% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển (Giai đoạn IV) và tiên lượng ít tích cực hơn với tỷ lệ sống sót là 49%14. IĐiều đáng chú ý là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót được khảo sát 5 năm một lần và do đó có thể không phản ánh những tiến bộ gần đây trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn giờ đây có tiên lượng (kết quả điều trị) tích cực hơn những con số thống kê như trên. Hơn nữa, những đột phá trong nghiên cứu ung thư đang phát triển rất nhanh, cung cấp nhiều thông tin mới, mở rộng lựa chọn điều trị nhằm cải thiện kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bạn đang mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để tìm hiểu xem có chương trình thử nghiệm lâm sàng nào phù hợp với tình trạng của mình không.

Ngăn ngừa & Tầm soát

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Tầm soát là tìm kiếm dấu hiệu ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng. Tầm soát giúp bác sĩ phát hiện và điều trị sớm ung thư tuyến tiền liệt khi ung thư trong giai đoạn khu trú và dễ dàng loại bỏ bằng phẫu thuật. Hiện tại, vẫn chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu ủng hộ việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt định kỳ cho người dân ở Singapore.

Một trong những xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), đo lường chỉ số PSA (một loại protein được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tiền liệt) trong máu. Chỉ số càng cao thì càng có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư, tuy nhiên vẫn có các tình trạng bệnh lý khác như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm hoặc phì đại làm chỉ số PSA tăng cao. Xét nghiệm PSA không phải là xét nghiệm có độ chính xác cao và đôi khi cho ra kết quả bất thường khi xét nghiệm trên người không bị ung thư (được gọi là kết quả dương tính giả), hoặc cho ra kết quả bình thường khi xét nghiệm người bị ung thư (được gọi là âm tính giả). Kết quả dương tính giả thường dẫn đến việc bệnh nhân phải làm sinh thiết tuyến tiền liệt không cần thiết (và có nguy cơ nhỏ là gây đau, nhiễm trùng và chảy máu). Mặt khác, kết quả âm tính giả khiến bệnh nhân hiểu lầm rằng mình không bị ung thư và bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư trong giai đoạn sớm.15

Vì đây là loại bệnh phức tạp nên bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị để tìm hiểu thông tin về trường hợp của mình và từ đó đưa ra quyết định tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Các đối tượng cần khám tầm soát bao gồm: nam giới trong nhóm 50 tuổi với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt mức độ trung bình, và nam giới trong nhóm 40-45 tuổi với nguy cơ ung thư cao16 (tham khảo "Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt" ở mục trên). Khám tầm soát thường là làm xét nghiệm nồng độ PSA trong máu và khám trực tràng kỹ thuật số (DRE) là bác sĩ sẽ đeo găng tay, bôi trơn và đưa ngón trỏ vào trực tràng để cảm nhận tuyến tiền liệt, kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường hay không.

Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, chúng ta vẫn có một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh4:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Thay đổi chế độ ăn ít chất béo, đường, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời bổ sung nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
  • Dùng thực phẩm lành mạnh thay cho thực phẩm chức năng: Cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh thực phẩm chức năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Thay vào đó, hãy lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để duy trì lượng vitamin trong cơ thể.
  • Thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần. Hãy cố gắng tập thể dục nhiều ngày trong tuần. Nếu bạn mới tập thể dục, hãy bắt đầu hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo quanh công viên và tăng dần cường độ.
  • Đi khám định kỳ nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao (xem Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở trên).

Câu hỏi thường gặp

Collapse All
Expand All

Hầu hết các bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt không phải do gen ung thư di truyền gây ra mà là do các đột biến (biến đổi gen) DNA tự phát trong cơ thể một người. Trường hợp ung thư do di truyền chỉ chiếm khoảng 10% số lượng ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt17.

Đột biến gen di truyền có liên hệ mật thiết với ung thư tuyến tiền liệt di truyền, bao gồm17:

  • BRCA1 và BRCA2:: Đột biến di truyền ở một trong hai gen này làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng ở nữ giới.
  • CHEK2, ATM, PALB2, và RAD51: Đột biến gen này là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt qua di truyền.
  • Các gen sửa chữa không khớp DNA (chẳng hạn như MSH2, MSH6, MLH1 và PMS2): Nam giới có đột biến gen di truyền này sẽ mắc một tình trạng gọi là hội chứng Lynch (còn được gọi là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền, viết tắt là HNPCC), ngoài ra còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, dạ dày, tuyến tiền liệt và một số bệnh lý ung thư khác.
  • HOXB13: Đột biến gen này có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt khởi phát sớm trong một số gia đình.

Nếu bạn bị ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm các tế bào ung thư để tìm kiếm đột biến gen là rất quan trọng trong việc 17:

  • Hướng dẫn lựa chọn phương pháp điều trị: Kết quả xét nghiệm di truyền có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị của bệnh nhân. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc nhắm mục tiêu chỉ có thể phát huy tác dụng nếu tế bào ung thư của bệnh nhân có một loại đột biến cụ thể.
  • Tư vấn và xét nghiệm di truyền chuyên sâu: Nếu các tế bào ung thư có đột biến gen, việc xét nghiệm tế bào khỏe mạnh của bệnh nhân (chẳng hạn như mẫu máu) sẽ điều tra được liệu bệnh nhân có di truyền gen ung thư hay không, trong trường hợp này đột biến sẽ được tìm thấy trong tất cả các tế bào, bao gồm cả tế bào ung thư. Phát hiện này giúp bác sĩ tìm hiểu chuyên sâu về nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác cũng như nguy cơ ung thư di truyền trong gia đình bệnh nhân. Bác sĩ có thể giới thiệu bệnh nhân đến gặp chuyên gia tư vấn về di truyền nếu cần.

Tất cả các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt đều có khả năng gây vô sinh18:

  • Trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt ống dẫn tinh là con đường nối giữa tinh hoàn (nơi sản sinh ra tinh trùng) và niệu đạo (đường dẫn tinh trùng rời khỏi cơ thể). Tinh hoàn của bệnh nhân vẫn tiếp tục tạo ra tinh trùng, nhưng chúng không thể rời khỏi cơ thể khi xuất tinh nữa. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ không thể thụ thai tự nhiên.
  • Sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp hormone, bệnh nhân có khả năng bị hạn chế hoặc không còn sản xuất tinh dịch. Những phương pháp điều trị này cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và làm suy giảm số lượng tinh trùng khiến bệnh nhân khó thụ thai tự nhiên.
  • Một số bệnh nhân nam tuy vẫn bảo tồn được khả năng sinh sản trong quá trình điều trị bằng xạ trị, liệu pháp hormone hoặc hóa trị nhưng chất lượng tinh trùng đã bị tổn hại. Vì lý do này, bệnh nhân cần lưu ý trao đổi với bác sĩ về thời gian kiêng cữ và hồi phục trước khi bắt đầu sinh hoạt tình dục và lên kế hoạch sinh con.
  • YBệnh nhân có thể cân nhắc việc lưu trữ tinh trùng trước khi bắt đầu điều trị nếu dự định có con trong tương lai. Hãy trao đổi với bác sĩ để được giới thiệu đến một phòng khám chuyên khoa sinh sản.

Ung thư tuyến tiền liệt thường không xuất hiện triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm19:

  • Khó tiểu tiện, bao gồm: gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc ngưng tiểu, dòng tiểu yếu và đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc xuất tinh
  • Đau quanh tuyến tiền liệt khi ngồi
  • Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Rối loạn cương dương đột ngột

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư có thể đạt được kết quả điều trị tích cực. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ có hy vọng chữa khỏi. Phần lớn nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường tử vong vì các bệnh lý khác liên quan đến tuổi già và không phải do ung thư gây ra.

Nguồn tham khảo

  1. National Cancer Institute. Prostate Cancer Treatment (PDQ®)–Health Professional Version. Accessed at https://www.cancer.gov/types/prostate/hp/prostate-treatment-pdq on 24 June 2024.
  2. National Registry of Diseases Office. Singapore Cancer Registry Annual Report 2021. Singapore, National Registry of Diseases Office; 2022.
  3. Chin H. et al. Prostate Cancer in Seniors. Federal Practitioner. 2015 May; 32(Suppl 4): 41S–44S.
  4. Mayo Clinic. Prostate Cancer. Accessed at https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prostate-cancer/symptoms-causes/syc-20353087 on 24 June 2024.
  5. Cleveland Clinic. Prostate Cancer. Accessed at https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8634-prostate-cancer on 24 June 2024.
  6. American Cancer Society. Prostate Cancer Risk Factors. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/causes-risks-prevention/risk-factors.html on 24 June 2024.
  7. National Cancer Institute. Prostate Cancer Treatment (PDQ®)–Patient Version. Accessed at
  8. https://www.cancer.gov/types/prostate/patient/prostate-treatment-pdq on 24 June 2024
  9. American Cancer Society. Tests to Diagnose and Stage Prostate Cancer. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/detection-diagnosis-staging/how-diagnosed.html on 24 June 2024.
  10. Singapore Cancer Society. Prostate Cancer. Accessed at https://www.singaporecancersociety.org.sg/learn-about-cancer/types-of-cancer/prostate-cancer.html#risk-factors on 24 June 2024.
  11. American Cancer Society. Surgery for Prostate Cancer. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/treating/surgery.html on 24 June 2024.
  12. American Cancer Society. Radiation Therapy for Prostate Cancer. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/treating/radiation-therapy.html on 24 June 2024.
  13. American Cancer Society. Considering Treatment Options for Early Prostate Cancer. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/treating/considering-options.html on 24 June 2024.
  14. American Cancer Society. Hormone Therapy for Prostate Cancer. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/treating/hormone-therapy.html on 24 June 2024.
  15. National Registry of Diseases Office. Singapore Cancer Registry 50th Anniversary Monograph – Appendices. Singapore, National Registry of Diseases Office; 2022.
  16. American Cancer Society. Can Prostate Cancer be Found Early? Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/detection-diagnosis-staging/detection.html on 24 June 2024.
  17. American Cancer Society. American Cancer Society Recommendations for Prostate Cancer Early Detection. Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/detection-diagnosis-staging/acs-recommendations.html on 24 June 2024.
  18. American Cancer Society. What Causes Prostate Cancer? Accessed at https://www.cancer.org/cancer/types/prostate-cancer/causes-risks-prevention/what-causes.html on 24 June 2024.
  19. Cancer Research UK. Infertility After Prostate Cancer Treatment. Accessed at https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/prostate-cancer/practical-emotional-support/sex-relationships/infertility-prostate-cancer-treatment on 24 June 2024.
  20. Moffitt Cancer Center. What are the Five Symptoms of Prostate Cancer? Accessed at https://www.moffitt.org/cancers/prostate-cancer/faqs/what-are-the-five-warning-signs-of-prostate-cancer/ on 24 June 2024.